Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, quy định hướng phát triển của các chuyên ngành hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, sơn - mực in, chất tẩy rửa, khí công nghiệp, nguồn điện hóa học.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, theo Quyết định số 726/QĐ-TTg được ban hành ngày 16/6/2022, quy định hướng phát triển của các chuyên ngành hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, sơn - mực in, chất tẩy rửa, khí công nghiệp, nguồn điện hóa học.
Trong chiến lược này, một số giải pháp phát triển KH&CN của các chuyên ngành là hoàn thiện mô hình tổ chức của các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ KH&CN theo hướng tự chủ, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp; các viện nghiên cứu hóa chất tạo ra các sản phẩm chất lượng, ứng dụng KH&CN trong khai thác, sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo đột phá công nghệ trong sản xuất đối với những ngành công nghiệp chủ lực; tăng cường đầu tư cho R&D; đẩy mạnh hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu; tìm kiếm, tiếp nhận, làm chủ các công nghệ mới về hóa chất từ nước ngoài.
Để thực hiện giải pháp được nêu, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương triển khai các giải pháp KH&CN nâng cao hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm hóa chất của Việt Nam; xây dựng chính sách đổi mới và ứng dụng công nghệ; đánh giá trình độ công nghệ; đẩy mạnh R&D các công nghệ sản xuất hóa chất phù hợp với điều kiện Việt Nam để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Anh Vũ