Trung tâm Thông tin về Đại dịch và Dịch bệnh do WHO vận hành và được chính phủ Đức cam kết đầu tư 100 triệu USD.

Một nhiệm vụ của Trung tâm này là tập hợp thông tin theo thời gian thực về các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang nổi lên. Cách thức hoạt động cụ thể của Trung tâm còn đang được thảo luận, theo Giám đốc Trung tâm Chikwe Ihekweazu, một chuyên gia y tế công cộng, người đã lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của Nigeria trong 5 năm qua. "Chúng tôi mới có các ý tưởng chính," theo Ihekweazu, và “cần lên các kế hoạch ban đầu, sau đó xây dựng sự đồng thuận, ý chí chính trị, sau đó mới huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận kỷ niệm chương từ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, tại Berlin ngày 1/9.

Hiện tại, WHO xác định có khoảng 4.500 rủi ro sức khỏe cộng đồng tiềm ẩn mỗi tháng - mỗi rủi ro có thể là một trường hợp mang mầm bệnh nguy hiểm hoặc một nhóm bệnh không rõ nguyên nhân, Oliver Morgan, Giám đốc Ban Đánh giá Rủi ro và Thông tin Khẩn cấp về Y tế của WHO, cho biết. “Chúng ta cần phát hiện ra nếu có điều gì đó bất thường và sau đó cần tìm hiểu cụ thể về rủi ro đó, cũng như cách phản ứng thích hợp," Morgan nói.

Để làm điều này một cách hiệu quả, các nhà chức trách thường cần nhiều thông tin, bao gồm dữ liệu xã hội và nhân khẩu học về các cộng đồng nơi bùng phát dịch bệnh, mô hình du lịch và cách con người tương tác với động vật hoặc môi trường, theo Morgan. "Có rất nhiều thông tin, và rất khó để kết nối các thông tin đó lại với nhau và hiểu đầy đủ ý nghĩa đằng sau. Đây sẽ là trọng tâm hoạt động của trung tâm mới của WHO". Trung tâm này sẽ có khoảng 100 đến 120 nhân sự vào cuối năm nay, bao gồm các nhà dịch tễ học và các nhà khoa học dữ liệu, cũng có thể là các nhà khoa học xã hội.

“Đại dịch COVID-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng trong hệ thống toàn cầu về đại dịch và thông tin về dịch bệnh," Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các nhà báo tại lễ khánh thành. “Sẽ có thêm nhiều loại virus xuất hiện có khả năng châm ngòi cho các vụ dịch hoặc đại dịch. Với thông tin phù hợp, các quốc gia và cộng đồng có thể đi trước một bước khi nguy cơ mới xuất hiện và cứu sống nhiều người."

Trung tâm ở Berlin là kết quả của cuộc đàm phán vào mùa thu năm 2020 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Tedros đã trao tặng Merkel Giải thưởng Lãnh đạo Toàn cầu của WHO tại lễ khánh thành Trung tâm.

Lý tưởng nhất, Trung tâm sẽ trở thành nền tảng giám sát toàn cầu mới đối với COVID-19 và các mầm bệnh khác, “tương tự như mạng lưới cúm toàn cầu của WHO [một tập hợp các trung tâm theo dõi virus cúm]”, theo Jeremy Farrar, người đứng đầu Quỹ Wellcome. Farrar hình dung, sau Berlin, WHO sẽ tiếp tục mở các trung tâm tương tự ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ để thu thập thông tin từ các phòng thí nghiệm và trung tâm dữ liệu khắp thế giới. "Chúng ta cần tất cả các nguồn đầu vào để tạo ra hệ thống thông tin," Farrar nói.

Nguồn: