Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa thông báo về kế hoạch hạn chế đưa trò chơi điện tử vào thị trường Trung Quốc, khi nó được xem như nguyên nhân gây gia tăng bệnh cận thị ở trẻ em Trung Quốc.
Bộ này đã công bố một kế hoạch toàn diện nhằm giải quyết vấn đề tật cận thị của trẻ em. Phần lớn những gì bản kế hoạch này đề cập đều vô thưởng vô phạt, ví dụ như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và tăng cường rèn luyện cho các bác sĩ nhãn khoa. Nhưng trong lời kêu gọi hành động gửi tới chính phủ, bản kế hoạch nàygửi một thông điệp tới Cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước nhằm điều chỉnh số lượng trò chơi trực tuyến và kiểm soát số lượng trò chơi mới ra mắt.
Vậy điều này có ý nghĩa gì với các game thủ? Thông cáo báo chí của Bộ Giáo dục vẫn còn khá mơ hồ, khi không chỉ rõ các nhà phát hành trò chơi phải làm gì để trò chơi của họ được phê duyệt, nếu có. Nhưng nếu chúng ta để ý đến từng câu chữ của họ, nó có thể có nghĩa là cần phải giải quyết nhiều vấn đề hơn để một trò chơi nào được phê duyệt ở quốc gia này, ví dụ như việc chính phủ Trung Quốc tuyên bố dừng phê duyệt các trò chơi mới vào đầu tháng này.
Ý tưởng cho đề xuất này dựa trên việc cho rằng, trò chơi điện tử có hại cho mắt: Hiệp hội Quang học Mỹ (American Optometric Association) đã gọi việc mắt bị các thiết bị gây căng thẳng là "Hội chứng Tầm nhìn Máy tính", và nó có thể làm trầm trọng thêm vấn đề hiện tại của mắt đối với người lớn. Các nghiên cứu cho thấy, ở trẻ em, khi dành 7 giờ mỗi tuần hoặc nhiều hơn để nhìn vào màn hình có thể làm nguy cơ cận thị tăng cao gấp 3 lần.
Tuy nhiên, việc hạn chế số lượng trò chơi được phát hành không hẳn là câu trả lời chính xác cho vấn đề này – khi tất cả trách nhiệm lại thuộc về một trò chơi gây nghiện để thu hút sự chú ý của trẻ em. Bên cạnh đó, AOA cho biết một nguyên nhân tiềm tàng khác của việc cận thị là đọc quá nhiều, và trong một số trường hợp còn là do gene. Ngoài ra, bất kỳ màn hình nào cũng có thể làm mắt bị căng thẳng, phụ thuộc vào các điều kiện ánh sáng và dáng ngồi của người xem.
Cho dù vậy, đây có thể là một đòn giáng mạnh vào người khổng lồ về game ở Trung Quốc, Tencent. Cổ phiếu của công ty này đã sụt giảm mạnh sau thông báo này, cho dù trước đó mảng game của công ty đã có một năm kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay. Theo New York Times, Konami, Bandai Namco và Capcom cũng bị ảnh hưởng bởi thông báo này.
Theo Vnreview