Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron đặt một chiến lược trị giá 1,8 tỉ euro cho việc đưa Pháp trở thành một cường quốc về lượng tử.
Mới đây, Chính phủ Pháp đã loan báo chiến lược đầu tư vào nghiên cứu các công nghệ lượng tử, đặc biệt là máy tính lượng tử, với 1,8 tỉ euro trong vòng năm năm, một hành động sẽ làm tăng đầu tư công vào lĩnh vực này từ 60 triệu euro lên 200 triệu euro mỗi năm, vốn được kỳ vọng đưa Pháp lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc về đầu tư cho lượng tử với mục tiêu là xây dựng một môi trường thương mại quanh mảng nghiên cứu lượng tử của Pháp và giữ cho các chuyên gia trong trường đại học cơ hội phát triển tài năng.
Trung tâm thông tin lượng tử trường đại học Sorbonne. Nguồn: ĐH Sorbonne
Theo nhận xét của Théau Peronnin, đồng sáng lập và CEO của Alice & Bob, một start-up xây dựng máy tính lượng tử, mới được tách khỏi Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) vào năm ngoái, đang cố gắng đánh bại Google, IBM, Microsoft và những người khác, trong việc tìm ra một đường tắt để đơn giản hóa việc thiết kế ra một máy tính lượng tử”.
Về chi tiết, kế hoạch của Pháp sử dụng một thứ vốn đầu tư từ công và tư, vốn được cam kết là vào khoảng gần 800 triệu euro chỉ cho máy tính lượng tử.
Các máy tính thông thường lưu trữ dữ liệu và thực hiện các tính toán thông qua một loạt các bit thể hiện dưới dạng 0 hoặc 1. Trong khi đó, máy tính lượng tử khai thác các đặc tính bí ẩn của vật chất ở quy mô nhỏ nhất, sử dụng các bit lượng tử, có thể sử dụng đồng thời cùng một lúc cả 1 và 0. Hiện tại chưa có được một máy tính lượng tử thực sự nhưng các nhà nghiên cứu thì vẫn hi vọng sẽ có một vài dạng máy tính thương mại như vậy trong thập kỷ đến.
Một khoản đầu tư khác của Pháp sẽ dành cho nghiên cứu cảm biến, với tổng số 250 triệu euro, một mật mã hậu lượng tử (150 triệu euro), truyền thông lượng tử (320 triệu euro) và các công nghệ liên quan 300 triệu euro để họ có thể xây dựng các thiết bị lượng tử. “Chúng ta cần giữ được các tài năng cũng như giữ các công nghệ để không phụ thuộc vào hai cường quốc lớn là Trung Quốc và Mỹ”, Macron nói. Việc giữ “kiểm soát hoàn toàn về chuỗi giá trị lượng tử là yếu tố thực sự cho tự do nghiên cứu ở mọi thời điểm và cho chủ quyền công nghệ của chúng ta về know-how và những ứng dụng công nghiệp”, ông cho biết thêm.
Nỗi lo ngại về việc để lỡ một cuộc cách mạng công nghệ đang thúc đẩy các chính phủ khắp mọi nơi vào hành động. “Nếu chờ cho đến khi đảm bảo được các máy tính lượng tử có thể hoạt dộng tốt thì có thể anh sẽ chậm chân tới 20 năm”, theo Zaki Leghtas, một nhà nghiên cứu tại Mines ParisTech mới giành được tài trợ kéo dài trong ba năm của Hội đồng nghiên cứu châu Âu về việc giải quyết nhiễu trong máy tính lượng tử. “Nó cũng giống như AI, nếu anh không đầu tư cho các nhà nghiên cứu trong thập kỷ trước thì anh hoàn toàn bị bỏ lại phía sau”, Leghtas so sánh.
Cuộc chạy đua lượng tử chỉ nên diễn ra ở cấp độ châu lục, thật vớ vẩn nếu nghĩ việc phát triển nó chỉ ở quy mô quốc gia.
Théau Peronnin |
Sức nóng từ các doanh nghiệp công nghệ
Giới hạn của máy tính lượng tử vẫn còn gây tranh cãi nhưng về dài hạn, các nhà nghiên cứu hi vọng có thể xây dựng được các thiết bị có độ nhạy cao với năng lực tính toán vượt xa những siêu máy tính hiện đại nhất. Các phòng thí nghiệm trên khắp nước Pháp đang nắm bắt cơ hội lượng tử. Một số ông lớn công nghệ đã nhanh chóng bắt kịp, trong đó có IBM, vốn đặt một cơ sở nghiên cứu tại Montpellier từ cuối năm 2018.
Ở Grenoble, ba phòng thí nghiệm là CEA-Leti, INAC và Institut Néel đều tham gia dự án QuCube phát triển một bộ xử lý lượng tử bán dẫn chứa silicon do Hội đồng nghiên cứu châu Âu đầu tư 14 triệu euro trong vòng sáu năm. Còn Thales, công ty vận tải, hàng không vũ trụ Pháp đang tập trung vào thiết bị và cảm biến mã hóa lượng tử để dò các bệnh thoái hóa chức năng trong vòng năm năm, theo CEO Thales là Patrice Caine. Năm ngoái, Trung tâm thông tin lượng tử trường Đại học Sorbonne được thành lập trên cơ sở các phòng thí nghiệm vật lý và khoa học máy tính của trường Việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho các công ty và dự án không dễ, nhất là khi các công ty công nghệ Mỹ đã tìm mọi cách mời các tài năng công nghệ từ châu Âu tới làm việc. Do đó, việc mở các trung tâm như thế này là cách tốt nhất để các công ty có thể thu hút tài năng hoặc kết nối với giới hàn lâm.
Lượng tử hiện vẫn là một lĩnh vực mới nên cũng chưa có nhiều quỹ hoặc công ty quan tâm đến việc rót vốn vào những dự án mạo hiểm. Tuy vậy, lĩnh vực này bắt đầu thu hút được một số nhà đầu tư mạo hiểm, một trong số đó là Quantonation, vốn được tiến sĩ vật lý lượng tử Christophe Jurczak lập để danh riêng cho các dự án lượng tử. Cú rót vốn đầu tiên là đầu tư cho công ty của hai người bạn vào năm 2018, bao gồm công ty KETS Quantum, một công ty spinoff từ trường Đại học Bristol, và Pasqal, một startup sử dụng công nghệ do Institut d’Optique phát triển.
Ilkka Kivimaki, một đồng sáng lập Maki.vc, một quỹ 80 triệu euro ở Phần Lan cũng quan tâm đến các dự án ở Pháp, cho rằng “lượng tử là siêu rủi ro nhưng nó phát triển quá nhanh khiến anh không thể bỏ qua nó. “Việc đánh giá để đi đến quyết định đầu tư là siêu khó vì chỉ có vài người trên thế giới này hiểu lượng tử là gì. Vì vậy cách để anh đi đến quyết định là nhìn vào chất lượng của những người làm việc ở đó ”.
Có vượt được Anh?
Nếu như Pháp đang là một “điểm nóng” lượng tử thì nó vẫn chưa thể vượt qua Anh. “Toàn bộ châu Âu có lẽ đang xếp sau Anh về lượng tử”, theo đánh giá của Kai Bongs, giáo sư vật lý và thiên văn tại Đại học Birmingham. Là nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm công nghệ lượng tử cho Came biến và thời gian, Bongs đang theo sát sự phát triển của các cảm biến trọng lực có độ nhạy gấp hai và nhanh gấp 10 lần so với các thiết bị hiện hành. Nhắc đến 120 dự án và 75 công ty đang tham gia hướng nghiên cứu của mình, ông cho rằng “nó lớn mạnh hơn bất cứ nơi nào ở châu Âu. Nhưng dĩ nhiên là với những khoản đầu tư đáng kể thì anh sẽ được đảm bảo là có một số người bắt kịp sự phát triển đó, đặc biệt ở Pháp, vốn đã sẵn có những nhà khoa học xuất sắc”.
Nguồn: sciencebusiness.net