Chữ khắc trên xương, còn gọi là Giáp cốt văn (Jiaguwen), là ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại được đặt tên cho các ký tự khắc trên mai rùa và xương động vật.
Những dòng chữ khắc trên xương và vỏ, mai động vật... (Nguồn: Xinhua)
Những dòng chữ khắc trên xương và vỏ, mai động vật được khai quật cho thấy người Trung Quốc đã am hiểu về dịch bệnh từ thời cổ đại.
Chuyên gia nghiên cứu chữ viết trên xương khảo cổ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Song Zhenhao, cho biết trong triều đại nhà Thương (năm 1600 đến 1046 trước Công nguyên) khi dịch bệnh hoành hành, các quan triều nhà Thương đã áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch, trong khi cư dân triều đại này đã phải mờicác thầy tế tới để làm lễ xua đuổi tà ma.
Chữ khắc trên xương, còn gọi là Giáp cốt văn (Jiaguwen), là ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại được đặt tên cho các ký tựkhắc trên mai rùa và xương động vật.
Đây là một dạng nguyên thủy của ký tự Trung Quốc và là các ký tự được phát triển hoàn chỉnh lâu đời nhất ở Trung Quốc.
Một trong những ví dụ điển hình nhất là mảnh xương bò được tìm thấy tại một khu di tích thời nhà Thương ở thành phố An Dương thuộc tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.
Trên mảnh xương này khắcmột số chữ viết cổ nói rằng trong các đợt dịch bệnh, nhiều nghi lễ hiến tế đã được tổ chức để cầu tai qua nạn khỏi.
Các bản khắc cũng ghi chép về các biện pháp phòng dịch và chữa bệnh như cách ly, châm cứu, liệu pháp cứu ngải... Đây được cho là bản ghi chép đầu tiên về tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc thời cổ đại.
Theo chuyên gia Song Zhenhao, cho đến nay, hơn 50 loại bệnh đã được ghi chép lại trong các văn bản khắc trên xương và vỏ, mai động vật khai quật ở Trung Quốc.
Qua nghiên cứu các dòng ký tự cổ, chuyên gia này kết luậnrằng "nền y tế đã đạt đến trình độ cao" tại thời điểm đó và người Trung Quốc đã am hiểu về dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm từ hơn 3.000 năm trước./.
Theo Vietnamplus