Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences vào tháng 4/2021, Janice Brahney và các cộng sự tại Đại học Bang Utah (Mỹ) phát hiện hàng nghìn tấn vi nhựa đang trôi nổi trong bầu khí quyển của Trái đất và di chuyển trên khắp các lục địa.

Vấn đề môi trường này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Kết quả phân tích cũng cho thấy hoạt động giao thông là thủ phạm lớn nhất, tạo ra 84% vi nhựa trong khí quyển. “Khi bạn coi vi nhựa giống như bụi, các phương tiện chạy trên đường sẽ cung cấp năng lượng cơ học đẩy các hạt vi nhựa vào khí quyển”, Brahney cho biết.

Các nguồn phát thải khác bao gồm đại dương (11%) và bụi đất nông nghiệp (5%). Cả hai đều liên quan đến hiện tượng gió mạnh đẩy các hạt vi nhựa vào không khí.

Theo mô hình máy tính, các hạt vi nhựa có thể tồn tại trong không khí từ 1 giờ đến 6,5 ngày, nghĩa là chúng đủ thời gian di chuyển giữa các lục địa khác nhau theo luồng gió thổi.

Nguồn: Livescience.com