Từ Bangkok đến Brisbane, các nhà nghiên cứu nằm trong số những người biểu tình kêu gọi hành động chống lại nóng lên toàn cầu.

Greta Thunberg ngồi trước Quốc hội Thụy Điển tại Stockholm vào tháng 8 năm ngoái trong đợt "trường học biểu tình chống biến đổi khí hậu" đầu tiên. Một năm sau, chiến dịch của nhà hoạt động thiếu niên này đã phát triển thành một phong trào toàn cầu, bao gồm mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh, trong đó có nhiều nhà khoa học và học giả.

Trong lúc các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp đổ về thành phố New York dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc vào tuần này, hàng triệu người ở hàng trăm thành phố trên toàn thế giới xuống đường để yêu cầu hành động mạnh mẽ hơn đối với biến đổi khí hậu. Tính đến nay, mức cam kết của các quốc gia đối với thỏa thuận Paris 2015 là không đủ để giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C.

Greta Thunberg (giữa) tham gia với các nhà hoạt động bên ngoài Liên Hợp Quốc trong cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu vào ngày 6 tháng 9 tại New York

Tạp chí Nature đã nói chuyện với các nhà khoa học nổi bật ở các thành phố trên khắp thế giới về động cơ và kỳ vọng của họ trong cuộc biểu tình lần này.

Mexico

Thay vì mang theo một tấm biển, giống như hầu hết mọi người tại cuộc đình công khí hậu ở Mexico City, Ana Wegier bế con trai ba tuổi của mình. "Tôi tin rằng nó cần tham gia vào các sự kiện này", cônói.

Wegier và con trai đã xuống đường cùng với khoảng 3.000 người biểu tình để tham gia vào một trong 92 cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu được ghi nhận trên cả nước Mỹ.

Là một nhà di truyền học dân số tại Vườn thực vật của Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) ở Mexico, Wegier lo lắng về những hậu quả thầm lặng của trái đất nóng lên, chẳng hạn như làm giảm sự đa dạng di truyền của nhiều loại cây trồng và thực vật - sinh kế của hàng triệu người. "Chúng ta đang mất cơ hội để sống sót qua nhiều thay đổi sắp tới", cô nói.

Gần đó, nhà sinh vật học bảo tồn Jesús Pacheco Rodríguez đã tuần hành cùng các thành viên trong phòng thí nghiệm của ông từ Viện Sinh thái học UNAM. Họ giương cao một biểu ngữ màu đỏ "Ngăn chặn sự tuyệt chủng", trong khi những người biểu tình quanh đó đồng thanh hô lên: "Bạn có thể cảm thấy Trái đất đang nóng lên!"

"Chúng ta đang trải qua cuộc khủng hoảng môi trường tồi tệ nhất", Pacheco Rodríguez nói. "Các học giả và tất cả mọi người cần chung tay, nếu không sẽ quá muộn".

Ngay tại thời điểm này, Mexico đang bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu, nhà nghiên cứu sinh thái đô thị Luis Zambrano, người đã đến biểu tình với khoảng 12 thành viên của nhóm mà ông lãnh đạo tại Viện Sinh học UNAM, cho biết.

Hầu hết nước uống trong thành phố có nguồn gốc từ một tầng chứa nước ngầm rộng lớn, thường được nạp lại trong mùa mưa. Nhưng mô hình lượng mưa đã thay đổi đáng kể trong những năm qua: mưa dữ dội hơn, làm ngập thành phố và không xâm nhập được vào đất. Nghiên cứu của Zambrano dự đoán rằng điều này hạn chế nguồn nước trong tương lai gần.

Nhưng Zambrano hy vọng cuộc biểu tình khí hậu sẽ là một bước ngoặt trong cách nhiều người Mexico nghĩ về biến đổi khí hậu. Đây là sự khởi đầu của những gì cần phải xảy ra ở thành phố này và đất nước này, anh nói.

Denver, Colorado

Ở Denver, Colorado, những người biểu tình đã xuất hiện dưới bầu trời đầy nắng để diễu hành từ nhà ga xe lửa chính của thành phố đến tòa nhà thủ đô của bang Colorado.

Kirsten Blagg, sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý tại Trường Mỏ Colorado, mặc một chiếc áo phông ghi chữ "Think Science". "Thật khó chịu khi các nhà khoa học có kiến thức nhưng không được lắng nghe", cô nói.

Rhea Esposito, một nhà sinh thái học tại Mạng lưới quan sát sinh thái quốc gia ở Boulder, cũng cho biết cô biểu tình để lôi kéo sự chú ý của công chúng và giới chính trị về biến đổi khí hậu. "Đó là mục đích của những cuộc biểu tình như thế này", cô nói. "Khủng hoảng khí hậu là vấn đề số một của loài người".

Esposito nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái học hành vi, và đã từng nghiên cứu thói quen làm tổ của quạ và bồ câu ở bang Utah. Cô đã tận mắt nhìn thấy những con quạ đang di chuyển vào khu vực và thay đổi cân bằng sinh thái - một dấu hiệu cho thấy thế giới đang thay đổi như thế nào. Esposito cũng đã chứng kiến sự thay đổi khí hậu gây ra nhiều cháy rừng hơn ở Colorado.

A'niya Taylor, 16 tuổi, đến từ Baltimore dẫn các thanh niên khác xuống Đại lộ Pennsylvania đến Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trong cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu toàn cầu vào ngày 20 tháng 9 năm 2019 tại Washington, DC

Thành phố New York

Các nhà hoạt động khí hậu đã lấp đầy đường phố ở trung tâm thành phố New York tuần trước, khi họ diễu hành đến mũi phía nam của đảo Manhattan, nơi GretaThunberg chuẩn bị phát biểu.

Corey Lesk, một nhà khoa học khí hậu hiện đang theo học tiến sĩ, nằm trong số hàng chục nhà nghiên cứu từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty tại Đại học Columbia, New York, tham dự cuộc biểu tình.

Lesk nói rằng thế giới lẽ ra phải hành động mạnh mẽ đối với biến đổi khí hậu từ nhiều thập kỷ trước, và ông hoài nghi rằng các cuộc biểu tình khí hậu toàn cầu sẽ thay đổi động lực chính trị. Đó là một lý do tại sao anh quyết định nghiên cứu thích ứng khí hậu, tập trung vào tương lai của thực phẩm và nông nghiệp. Tuy nhiên, Lesk đã giúp tổ chức đội ngũ Lamont và tham gia biểu tình với ba biểu ngữ. Một trong số đó là "Giữ carbon trong mặt đất".

"Đó là nơi tốt nhất cho carbon", Lesk nói.

Cuộc biểu tình nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi cảnh sát đánh vật một cô gái tuổi teen xuống đất sau, cô này bị cáo buộc đánh một sĩ quan đang ra lệnh cho mọi người ra đường.

Vài phút sau, cuộc diễu hành từ một quảng trường gần tòa thị chính thành phố New York đến Battery Park bắt đầu. Các nhà nghiên cứu Lamont đã nhanh chóng bị cuốn vào một đám đông mà cảnh sát ước tính lên tới hơn 30.000 người.

Delhi

Tại Delhi, học sinh và hàng trăm sinh viên đại học đã tham gia các cuộc biểu tình khí hậu, yêu cầu hành động ngay lập tức để chống biến đổi khí hậu và chấm dứt vấn đề ô nhiễm kinh niên. Những người biểu tình mang theo những tấm bảng hiệu và hô khẩu hiệu "Chúng tôi muốn thở không khí sạch!" - yêu cầu chấm dứt ô nhiễm không khí và nhựa.

Nhưng hầu hết các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu được tài trợ công đều tránh xa các cuộc biểu tình. Một số nhà khoa học yêu cầu giấu tên nói với Nature cho biết cuộc biểu tình không có tác động gì trong cộng đồng học thuật. Bằng cách biểu tình, họ có vẻ như đưa ra "tuyên bố chống lại chính phủ Ấn Độ, cáo buộc chính phủ đang không làm gì, trong khi các chính phủ ở các nước đang phát triển nói chung đã cam kết giảm thiểu biến đổi khí hậu", Tejal Kanitkar, nhà nghiên cứu khí hậu tại Viện nghiên cứu nâng cao Quốc gia của Ấn Độ ở Bangalore, nói.

Sydney

Ngày 19/9, nhà vi trùng học Michael Kertesz lần đầu tiên đi biểu tình kêu gọi chống biến đổi khí hậu. Mục đích của anh khi tham gia là để làm nổi bật tác động của nhiệt độ nóng lên đối với các đại dương.

Kertesz, từ Đại học Sydney, cho biết: "Năm mươi phần trăm quá trình quang hợp trên Trái đất được thực hiện bởi các vi khuẩn trên biển. Nhưng nhiệt độ nước biển tăng đang ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình đó". "Những khu rừng nhiệt đới ở Brazil đang bốc cháy, nhưng những gì đang xảy ra trong các đại dương thậm chí còn tồi tệ hơn".

Nhà nghiên cứu này đã tham gia cùng một số đồng nghiệp - và hàng chục ngàn công dân Sydney, bao gồm sinh viên đại học và cha mẹ của họ, học giả, tổ chức môi trường, học sinh - khi họ tuần hành qua các đường phố thành phố. Sự kiện này là một trong ít nhất một chục cuộc biểu tình trên khắp nước Úc tuần trước.

Kertesz muốn chính phủ Úc, dẫn đầu bởi liên minh Tự do-Quốc gia cánh hữu, dẫn dắt đất nước theo hướng ngừng sử dụng than, dầu và đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo.

Sau khi tuần hành qua trung tâm thành phố, người biểu tình tập trung tại một công viên trung tâm. Ở đó, các sinh viên trường học đã nói về biển đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở bang New South Wales, và các nhà hoạt động khí hậu từ đảo Nam Thái Bình Dương Tuvalu đã nói về mực nước biển dâng lên quanh đảo san hô.

Nhà sinh thái học Glenda Wardle, cũng đến từ Đại học Sydney, tham gia biểu tình vì cô cho rằng hành động của mọi người sẽ tạo ra sự khác biệt. "Mỗi người chúng ta đều coi trọng thiên nhiên theo những cách khác nhau, nhưng tiếng nói chung là chúng ta muốn hành động ngay lập tức đối với biến đổi khí hậu".

Wardle nói rằng nhóm của cô, các nghiên cứu dài hạn ở sa mạc Simpson ở miền trung Australia cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang góp phần gây ra hạn hán kéo dài hơn và lũ lụt lớn hơn. Lượng mưa tăng có thể làm cho thảm thực vật phát triển nhanh hơn, có thể dẫn đến cháy rừng thường xuyên hơn, cô nói. Wardle cũng lo ngại về việc ấm lên sẽ ảnh hưởng đến sự khan hiếm nước và dịch bệnh bùng phát trên sa mạc và các hệ sinh thái khác, có khả năng đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng nhiều loài.

Nguồn:

https://www.nature.com/articles/d41586-019-02791-2
https://time.com/5682404/global-climate-strike/

https://www.theguardian.com/commentisfree/2019/sep/18/why-you-should-join-the-global-climate-strike-this-friday