Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nano Letters vào tháng 3/2023, các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã chiếu tia laser vào một giọt máu, chất nhầy, nước thải và các chất lỏng khác, sau đó sử dụng ánh sáng phản xạ lại để xác định chính xác vi khuẩn trong mẫu chỉ trong vài phút.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để phân tích và nhận diện dấu hiệu quang phổ của vi khuẩn trong mỗi mẫu thí nghiệm. “Mỗi loại vi khuẩn sẽ tạo ra một mẫu quang phổ riêng biệt khi chiếu ánh sáng laser vào chúng”, Jennifer Dionne, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết. “Chúng tôi không chỉ có thể xác định mẫu chất lỏng có sự hiện diện của vi khuẩn hay không mà còn biết chính xác loại vi khuẩn nào tồn tại trong mẫu, chẳng hạn như E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, vi khuẩn gây bệnh than,…”

Công nghệ mới mang lại hiệu quả cao và giá thành rẻ hơn nhiều so với phương pháp nuôi cấy vi khuẩn truyền thống có thể mất hàng giờ, hoặc thậm chí vài ngày.

Nguồn: Techtimes.com