Chính phủ Ấn Độ vừa cam kết 350 tỷ rupee, tương đương 4,25 tỷ USD, để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang sản xuất năng lượng xanh.

Trình bày ngân sách hằng năm tại quốc hội vào ngày 1/2, Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết chính phủ đang thực hiện các chương trình khử carbon trong nhiều ngành công nghiệp - bao gồm năng lượng, nông nghiệp và xây dựng.

Trong tổng đầu tư, 19,7 tỷ rupee sẽ được dùng để biến Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu 'hydro xanh', dùng năng lượng tái tạo để phân hủy nước thành oxy và hydro. Hydro sau đó có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều carbon khác, như xi măng và thép.

10,22 tỷ rupee sẽ được dành cho Bộ Năng lượng tái tạo, tăng 48% so với ngân sách năm ngoái của Bộ này. Dù vậy, ngân sách cho Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu - cơ quan giám sát các chương trình quan trọng về thích ứng và giảm thiểu - vẫn chỉ dừng ở mức khoảng 30 tỷ rupee trong năm 2022–23, tương đương năm ngoái.

Cuối năm 2021, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đặt mục tiêu đất nước đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070, trong bối cảnh Ấn Độ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới. Các nhà phân tích chính sách Ấn Độ hoan nghênh mục tiêu này, nhưng cho biết không rõ quốc gia sẽ thực hiện cắt giảm khí thải như thế nào để hiện thực hóa mục tiêu. Bởi vậy, với khoản cam kết ngân sách mới này, Ấn Độ đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Một người đàn ông tại một cuộc biểu tình khí hậu ở Mumbai.

Ấn Độ phải đối mặt với gánh nặng của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình của nước này đã tăng khoảng 0,7°C trong khoảng từ năm 1901 đến năm 2018. Và hầu như mỗi ngày trong năm 2022, quốc gia này đều trải qua một sự kiện thời tiết cực đoan, theo một phân tích được công bố vào tháng 11/2022 bởi Trung tâm Khoa học và Môi trường - tổ chức phi chính phủ ở New Dehli. Mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất là những sự kiện xảy ra thường xuyên nhất. Bên canh đó, biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đang làm giảm khả năng tiếp cận nước của Ấn Độ.

Nguồn: