Trong sứ mệnh lịch sử khám phá ngôi sao lửa, tàu vũ trụ Parker đã sẵn sàng tiếp cận với vùng nhiệt độ lên tới 1.300 độ C của Mặt Trời.
Tàu thăm dò năng lượng Parker được cho đang thực hiện một nhiệm vụ đột phá để "chạm vào Mặt Trời".
Cuộc hành trình đánh dấu cuộc chạm trán đến gần Mặt trời hơn bất kỳ vật thể nhân tạo nào trong lịch sử loài người. Nó bắt đầu tiến sát vào Mặt Trời và sẽ không liên lạc về Trái Đất trong vài ngày.
Trong cuộc chạm trán, cả bốn thiết bị trên tàu Parker sẽ thu thập dữ liệu từ bầu khí quyển của Mặt Trời, hoặc "lỗ nhật hoa". Bất kỳ dữ liệu nào được thu thập sẽ được gửi trở lại Trái Đất trong khoảng thời gian vài tuần.
Dự kiến vào năm 2024, tàu Parker sẽ tiến vào khu vực không thể tiến được hơn nữa và bốc cháy dưới nhiệt độ cực cao của ngôi sao lửa này.
Các nhà nghiên cứu đang đặt hi vọng rằng nhiệm vụ trị giá 1,2 tỷ bảng Anh sẽ giúp NASA có cái nhìn cận cảnh về cách thức Mặt Trời tồn tại.
"Tàu vũ trụ Parker sẽ cung cấp thông tin chưa từng có về Mặt Trời của chúng ta, nơi các điều kiện thay đổi có thể lan ra hệ Mặt Trời để ảnh hưởng đến Trái Đất và các thế giới khác. Nó sẽ theo dõi cách năng lượng và nhiệt di chuyển qua bầu khí quyển Mặt Trời và khám phá những gì làm tăng tốc gió mặt trời và các hạt năng lượng", NASA giải thích.
Tàu vũ trụ Parker được NASA phóng thành công vào ngày 12/8/2018 sẽ đạt vận tốc tương đương 692.000 km/ giờ khi nó đến gần Mặt Trời.
NASA cho biết con tàu không người lái này sẽ đạt tốc độ 692.000km/ giờ, tức là khoảng 201 km/ giây vào ngày 24/12/2024.
Theo Dantri