Hậu duệ của kính viễn vọng Kepler, được phóng lên quỹ đạo vào tháng 4 năm 2018, đã phát hiện ra một hành tinh ngoài hệ Mặt trời có thể chứa nước ở dạng lỏng.
Hình minh họa. Nguồn:Sci-News.com
Vào hôm thứ hai, 6/1, Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ của NASA đã phát thông cáo về những thành tựu của kính viễn vọng không gian TESS mới nhất. Trọng tâm trong thông báo là việc phát hiện ra “Miền đất mới có tiềm năng cư trú”, được đặt tên là TOI 700d (viết tắt của TESS Object of Interest, tên tạm thời này sẽ được thay thế bằng TESS 700d khi phát hiện này được xác nhận hoàn toàn). Việc phát hiện ra một hành tinh có tiềm năng cư trú chắc chắn là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của kính viễn vọng, mặc dù đã có vài chục ngoại hành tinh (từ 20 đến 50 tùy theo tiêu chí được chấp nhận) trong số 4.000 được xác định trong thiên hà”.
“Trong trường hợp này, chúng ta đang nói về một hành tinh lớn hơn Trái đất một chút, một hòn đá tiên nghiệm xoay quanh một ngôi sao, có bán kính và khối lượng bằng một nửa Mặt trời của chúng ta, được gọi là sao lùn đỏ. TOI 700d nằm cách với ngôi sao của nó gần gấp sáu lần so với từ Trái đất tới Mặt trời (một năm trên nó chỉ bằng 37 ngày Trái đất), nhưng vì nó sáng hơn 50 lần, lượng năng lượng mà nó nhận được tương đương với những gì Trái đất nhận được từ Mặt trời của mình. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu tin rằng trong những điều kiện áp suất khí quyển nhất định, hoàn toàn có nước ở dạng lỏng trên bề mặt của nó. Đây là điều kiện cần thiết cho sự sống xuất hiện. Vì vậy, nó được đánh giá là “có tiềm năng cư trú”.
Hệ thống hành tinh TOI 700 cách Trái đất 100 năm ánh sáng. Frank Selsis, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Vật lý thiên văn tại Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn ở Bordeaux tiếc nuối: “Thật không may, nó quá xa để hy vọng phát hiện được bầu khí quyển TOI 700d”.
Vì vậy, một hành tinh khác trong cùng hệ hành tinh, TOI 700c, lớn hơn Trái đất hai lần rưỡi, có thể trở thành mục tiêu của các nhà thiên văn học. Nó là một loại sao Hải Vương mini, một hành tinh khí có kích thước thu nhỏ, không có những hành tinh tương tự trong hệ mặt trời của chúng ta, thậm chí nằm gần hơn với ngôi sao của nó và do đó ấm hơn, mà ta có thể có điều kiện phân tích” – theo báo Le Figaro nhận xét.
Jean-Philippe Beaulieu, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc gia, đang công tác tại Viện Vật lý thiên văn Paris, cho biết: “Cá nhân tôi quan tâm đến toàn bộ hệ thống với hành tinh thứ ba ở gần ngôi sao của nó là TOI 700b. Ba hành tinh hoàn toàn khác nhau được hợp nhất thành một hệ thống cực kỳ rắn chắc. Điều này rất đáng chú ý”.
Nguồn: http://www.sci-news.com/astronomy/earth-sized-exoplanet-habitable-zone-red-dwarf-toi-700d-07991.html
Phạm Nhật tổng hợp