Một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Công nghệ TU Delft (Hà Lan) vừa đề xuất ý tưởng cực kỳ độc đáo cho luận văn tốt nghiệp của mình: đưa phi thuyền chứa đầy vi khuẩn lên sao Hỏa để phục vụ công cuộc xây dựng nhằm biến nơi đây thành thuộc địa của nhân loại.

Benjamin Lehner, tác giả của ý tưởng trên lập luận, việc đem vi khuẩn và kích hoạt chúng trên sao Hỏa sẽ giúp con người (khởi hành muộn hơn nhiều năm) có sẵn nguyên liệu thô để xây dựng khu định cư thay vì phải vận chuyển từ Trái Đất. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng thông cáo báo chí của trường cho biết: cả Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) đều tỏ ra quan tâm đến ý tưởng này.

Tuy nhiên, điều này có thể sẽ hủy hoại những nỗ lực tìm kiếm dấu vết sự sống ngoài Trái Đất của các nhà sinh vật học vũ trị (astrobiologist). Ngoài ra, cũng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc liên hành tinh, Lehner đã phác thảo thiết kế một hệ thống chu trình đóng để thu thập mẫu đất trên sao Hỏa, trích xuất khoáng vật và biến chúng thành các vật liệu hữu ích.

Minh họa đề xuất của Lehner. Ảnh: TU Delft.

Minh họa đề xuất của Lehner. Ảnh: TU Delft.

Thành phần quan trọng của hệ thống này là những chiếc xe tự hành (rover) – về bản chất chính là một loại robot đào đất, sau đó vận chuyển tới một thùng chứa vi sinh (bioreactor), bao gồm các vi khuẩn ăn đất (giàu khoáng sắt), biến chúng thành loại oxit hữu dụng hơn. Tiếp đó, một máy in 3D khổng lồ sẽ được sử dụng để tạo ra nhiều công cụ và bất cứ thứ gì mà những khu định cư tương lai có thể cần đến.

Phòng lab tại Đại học Công nghệ TU Delft (Hà Lan). Ảnh: TU Delft.

Phòng lab tại Đại học Công nghệ TU Delft (Hà Lan). Ảnh: TU Delft.

Lehner tính toán sẽ phải mất nhiều năm để các vi khuẩn có thể tạo ra đủ lượng sắt cần thiết, vì vậy đề xuất của anh xem ra đã đi quá xa so với những thách thức trước mắt trong sứ mệnh đưa loài người ra ngoài vũ trụ định cư. Cuối tuần này, Lehner sẽ bảo vệ luận án của mình, và để xem các ý kiến phản biện sẽ kết luận ra sao về tính khả thi của kế hoạch.

Nguồn: