Sứ mệnh thăm dò mới đây của Trung Quốc đã tiết lộ thêm nhiều thông tin mới về bồn địa Aitken ở cực Nam mặt Trăng.

Hầu hết thiên thạch lao về phía Trái đất đều bốc cháy vì ma sát trong bầu khí quyển. Tuy nhiên mặt Trăng lại không nhận được sự bảo vệ tương tự do thiếu bầu khí quyển, vì thế bề mặt của nó thường xuất hiện các miệng hố (gây ra bởi va chạm với thiên thạch). Trong số đó, bồn địa Aitken được phát hiện là miệng hố lớn và lâu đời nhất – đường kính rộng đến 2.000 km và sâu gần 13 km, thu hút tâm trí của nhiều nhà khoa học đi tìm đầu mối nhằm giải đáp những thắc mắc về cấu trúc bên trong mặt Trăng.

Sứ mệnh thăm dò Terrawatch của Trung Quốc. Ảnh: Truyền thông Nhà nước Trung Quốc/Zuma/Rex/Shutterstock.

Xe thăm dò địa chấtThường Nga-4của Trung Quốc. Ảnh: Truyền thông Nhà nước Trung Quốc/Zuma/Rex/Shutterstock.

Sử dụng dữ liệu từ sứ mệnh thăm dò Grail của NASA (năm 2011), các nhà khoa học đã lập được bản đồ trường hấp dẫn của Mặt trăng, trong đó cường độ tại khu vực bồn địa Aitken là rất mạnh mẽ. Từ đó, họ đưa ra hai giả thuyết: 1) đó có thể là do tác động của một khối (trữ lượng) niken và sắt cực lớn nằm ngay bên dưới miệng núi lửa – tàn dư từ vụ va chạm với một tiểu hành tinh; 2) phần lõi mặt Trăng tại khu vực này chứa dày đặc các vật chất dị thường.

Cách đây không lâu, dữ liệu thu được từ robot thăm dò địa chất Thường Nga-4 do Trung Quốc phóng lên để khảo sát khu vực bồn địa này (tháng 1/2019) dường như đã loại trừ giả thuyết thứ nhất. Những kết quả phân tích sơ bộ chỉ ra, từ trường tại bề mặt miệng hố đã bị chi phối bởi plagioclase – một loại khoáng chất rất hiếm bên trong lõi nhưng lại khá phổ biến ở phần vỏ mặt Trăng. Điều này cũng cho thấy, vụ va chạm với tiểu hành tinh tạo nên miệng hố đã không xuyên thủng lớp vỏ.

Nguồn: