Hãy cẩn thận các hố đen đói ngấu. Các nhà thiên văn học đã dò theo một hố đen siêu lớn, lớn gấp 20 triệu lần mặt trời, đã ăn sạch và phá hủy một ngôi sao tới quá gần nó.
Nằm cách Trái đất gần 150 triệu năm ánh sáng, các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng ngôi sao này quay quanh hố đen, phát ra tia X cường độ mạnh và ánh sáng hữu hình, như một dòng vật chất phát ra với vận tốc bằng một phần tư vận tốc ánh sáng.
Sự kiện này, được gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE), rất hiếm khi được chứng kiến. Nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng xảy ra thường xuyên hơn.
Trong trường hợp ngôi sao này chết, các nhà thiên văn đã sử dụng kính thiên văn hồng ngoại và radio, như kinh viễn vọng Very Long Baseline Array (VLBA) của New Mexico, để quan sát sự kiện xảy ra tại một cặp thiên hà giao nhau gọi là Arp 299.
Miguel Perez-Torres, đến từ Viện Vật lý Thiên thể Andalusia và là người công bố một báo cáo trên tạp chí Science, cho biết trong một phát biểu trên mạng: “Trước đây chúng ta chưa từng có thể trực tiếp quan sát sự hình thành và tiến hóa của một dòng vật chất từ một sự kiện như thế này”.
Perez-Torres và Seppo Mattila, thuộc Đại học Turku ở Phần Lan, nhận được dấu hiệu đầu tiên rằng có gì đó đang diễn ra vào tháng 1/2005.
Các nhà thiên văn đã chú ý tới một ánh sáng phát ra gần Arp 299, và tiếp tục theo dõi sự kiện này hơn một thập kỉ, sự kiện này đã tiết lộ một dòng sóng điện từ đi theo một hướng từ hố đen.
Hố đen là một khu vực không gian có lực hấp dẫn rất lớn mà không gì có thể thoát khỏi nó, kể cả ánh sáng. Dù hầu hết các thiên hà đều có hố đen, chúng không nhất thiết ở ngoài vũ trụ chủ động ăn hết mọi thứ.
Mattila cho biết phát hiện này có lẽ chỉ là “bề nổi của tảng băng” với những sự kiện TDE, với khả năng sẽ có thêm nhiều phát hiện nữa ở phía trước. “Bằng cách quan sát các sự kiện này qua kính viễn vọng hồng ngoại và radio, chúng ta có lẽ có thể phát hiện thêm nhiều hơn nữa và trau dồi hiểu biết từ chúng”.
Theo Danntri