Theo thông báo ngày 23/9 của NASA, mỗi tàu con con thoi do Lockheed Martin sản xuất có khả năng đưa 4 nhà du hành bay vào không gian.
Tàu con thoi Orion. (Nguồn: NASA)
Nhằm hiện thực hóa kế hoạch đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2024, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký hợp đồng trị giá 2,7 tỷ USD thuê Lockheed Martin sản xuất 3 tàu con thoi đổ bộ Orion.
Theo thông báo ngày 23/9 của NASA, mỗi tàu con con thoi có khả năng đưa 4 nhà du hành bay vào không gian. Để phục vụ cho kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng nói trên, NASA dự định đặt thêm 3 tàu con thoi khác với Lockheed Martin và hợp đồng trị giá 1,9 tỷ USD vào năm tài chính 2022. Cơ quan này cũng đặt mục tiêu tham vọng hơn là thêm 6 tàu con thoi khác.
Tàu con thoi Orion có nhiệm vụ đưa các nhà du hành lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất cũng như đủ khả năng du hành tới Sao Hỏa và thậm chí xa hơn. Khoang phục vụ của Orion sẽ là khu vực chính để duy trì sự sống cho các nhà du hành trong thời gian đang thực hiện sứ mệnh trong vũ trụ. Tàu này được thiết kế để tái sử dụng ít nhất là một lần.
Dự kiến tàu đổ bộ Orion sẽ đáp xuống trạm không gian nhỏ mới mang tên "Gateway" trong quỹ đạo của Mặt Trăng.
Ông cho biết Orion được thiết kế chuyên biệt dành cho các sứ mệnh thám hiểm không gian và là một phần hoàn chỉnh trong hệ thống cơ sở hạ tầng của NASA chuẩn bị cho sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng mới, với tên gọi Artemis. Tuy nhiên, dự án Artemis đang bị chậm tiến độ, mà nguyên nhân chính là do chậm trễ triển khai chế tạo tên lửa đẩy Space Launch System (SLS - Hệ thống vận hành không gian).
Người đứng đầu NASA, ông Jim Bridenstine khẳng định hợp đồng sản xuất tàu Orion trong thập kỷ tới thể hiện quyết tâm của NASA trong kế hoạch thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng để tìm hiểu những điều bí ẩn trên hành tinh này và chuẩn bị cho kế hoạch đưa các nhà du hành tới Sao Hỏa.
Bên cạnh kế hoạch chế tạo Orion, NASA đã yêu cầu bộ phận hàng không vũ trụ đến cuối tháng 7/2020 trình các dự án chi tiết liên quan đến kế hoạch đưa hai nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng, trong đó có nữ phi hành gia đầu tiên, vào năm 2014.
Tháng 7/1969, nhà du hành Mỹ Neil Amstrong cùng với con tàu Apollo 11 đã ghi danh vào sự kiện lịch sử khi ông trở thành người Trái Đất đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng với câu nói bất hủ tại thời điểm đi vào sự kiện lịch sử: "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại."
Trong 3 năm từ 1969-1972, Mỹ đã 6 lần đưa tàu vũ trụ có người lái tới Mặt Trăng. Đến nay, chỉ có Nga và Trung Quốc có cuộc đổ bộ "mềm" xuống bề mặt Mặt Trăng, nhưng đây đều là thiết bị tự hành không người lái./.