Thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường (7 – 18 tuổi) không nên tiêu thụ quá 237 ml nước ép trái cây mỗi ngày; trong khi trẻ mẫu giáo (4 – 6 tuổi) có thể uống từ 118 đến 177 ml; trẻ đang tuổi tập đi (1 – 3 tuổi) không uống quá 118 ml; còn trẻ sơ sinh thì không được uống bất cứ loại nước ép nào.

Đó là kết luận dựa trên những nghiên cứu căn bản của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP).

Ảnh: Today’s Parent

Tại sao nước ép lại đáng lo ngại như vậy trong khi phần lớn chúng ta cần bổ sung hàm lượng vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau củ cho chế độ ăn hằng ngày, và thói quen tốt này nên sớm được hình thành từ thời thơ ấu? Steven Abrams, bác sĩ nhi khoa tại Đại học Texas ở Austin, cho biết: “Các khuyến nghị của AAP xoay quanh hai luận điểm gây tranh cãi”. Đó là phần lớn nước ép trái cây đã bị loại bỏ chất xơ cùng nhiều vitamin, và đồng thời cũng gây hại cho răng. “Một số bác sĩ nhi khoa khuyên rằng không nên cho trẻ uống nước ép. Điều này quả thực rất khó khăn” - Steven Abrams nói.

Khi bác sĩ gia đình Gary LeRoy (Dayton, Ohio) khám cho các bệnh nhi nhỏ tuổi, ông đã phản đối lối suy nghĩ chung của các bậc phụ huynh, rằng “cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt”, và “quan trọng là phải điều độ” - ông nói. Vì vậy, LeRoy đã chung sức với hội đồng y tế công cộng để xây dựng một chương trình mang tên “5-2-1-0” nghĩa là “ăn năm phần trái cây và rau củ mỗi ngày, giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử còn hai giờ, giành một giờ hoạt động thể chất và không uống đồ có nhiều đường”. Theo ông, đó chính là một quy tắc đơn giản để đem lại lối sống lành mạnh cho tất cả cư dân trong vùng.