Virus Zika đang lây lan với tốc độ nhanh chóng tại 26 quốc gia và khu vực ở châu Mỹ.

Virus gây bệnh đầu nhỏ Zika đã bùng phát ở Nam Mỹ có thể sẽ lây nhiễm sang châu Phi và châu Á, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo và sẽ thiết lập các điểm quan trắc ở những nước nghèo nhất nhưng có chỉ số sinh nở cao nhất.

Ngày 1-2, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus Zika gây ra hàng ngàn ca dị tật bẩm sinh ở Brazil. Tổ chức này kêu gọi phát triển cấp bách những chẩn đoán tốt hơn để phát hiện virus trong phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Và điều quan trọng nhất là họ cần thiết lập những khu quan trắc tại những nước nghèo và đang phát triển để có thể phát hiện bất cứ sự khởi phát bệnh nào.


WHO sẽ "sử dụng toàn bộ bài học từ khủng hoảng Ebola" để xây dựng khoảng 20-30 trạm quan sát toàn cầu, hầu hết tại các nước nghèo thiếu điều kiện y tế.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để thành lập các hiệp hội tại những khu vực này, vì người bị nhiễm virus Zika đầu thai kỳ cần mất vài tháng mới biểu hiện triệu chứng. Và loài muỗi tồn tại rất nhiều ở châu Phi, châu Á, Nam Âu. Do đó, nguy cơ bệnh dịch này có thể lây lan toàn thế giới là điều có thể xảy ra.

Văn phòng của WHO tại Đông Nam Á cũng đã thúc giục những nước trong khu vực "tăng cường giám sát và có biện pháp phòng ngừa bệnh dịch Zika có khả năng cao gây ra bệnh đầu nhỏ và các dị tật thần kinh khác".

WHO đang phác thảo các chỉ dẫn cho phụ nữ mang thai toàn cầu và tập hợp các chuyên gia định nghĩa các tiêu chuẩn của bệnh đầu nhỏ. Trong thời điểm này, virus Zika vẫn là "nghi phạm" chính gây ra dịch đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh Brazil.

Các cộng đồng cần liên kết toàn thể để loại bỏ các khu vực muỗi ẩn nấp nếu cần. Trong dịch bệnh Ebola, huy động sức mạnh cộng đồng là điều quan trọng nhất.

Tại khu vực nông thôn, nên loại bỏ các hồ tù đọng nước. Ở thành thị, nên xem xét kỹ các bồn hoa rỗng, rác thải, tất cả các khu vực mà muỗi có thể ẩn náu.

Nhanh chóng phát triển các công cụ chẩn đoán cũng rất quan trọng để ngăn chặn virus này, đặc biệt là có thể phải mất vài năm mới có vac-xin, dù đã có một chương trình phát triển vac-xin chống Zika được khởi động.