Ký sinh trùng là những sinh vật “sống nhờ” trong cơ thể con người để tồn tại. Những kẻ “ở nhờ” này sẽ chiếm chất dinh dưỡng và gây ra rất nhiều những tác hại cho con người. Vậy những tác hại đó là gì? Nó có nguy hiểm cho con người không?
1. Ký sinh trùng chiếm chất dinh dưỡng của con người
Hình ảnh một con giun đũa ở ngoài cơ thể.
Muốn tồn tại, phát triển và sinh sản được, các ký sinh trùng phải lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ mang nó. Tiêu biểu trong số đó là các loài giun ký sinh trong ruột non là giun đũa chiếm thức ăn của con người; giun móc, giun mỏ hút máu người ở tá tràng…
Những biến chứng khi nhiễm các loài này có thể là suy dinh dưỡng ở trẻ em, thiếu máu gây dị ứng ruột…
2. Ký sinh trùng tiết ra các chất độc
Trong quá trình ký sinh trên con người, các loài ký sinh có thể tiết ra những chất độc đối với cơ thể.
Giun đũa có thể tiết ra chất ascaron gây ra hiện tượng nhiễm độc nặng. Chất tiết từ sán dây bò có thể gây độc cho tim mạch và thần kinh. Loài Toxoplasma tiết ra chất toxotoxin có thể gây tử vong.
3. Giun đũa tắc ruột, tắc mật
Giun đũa khi phát triển với một số lượng lớn có thể gây ra hiện tượng tắc ruột. Chúng có thể phát tán ra ống mật lên gan, chui vào ống tụy gây ra tắc túi mật. Đôi khi, giun đũa có thể gặm thủng ruột chui ra ổ bụng gây viêm màng bụng.
4. Ký sinh trùng gây ra những trấn thương cho cơ thể
Khi xâm nhập vào một vị trí trong cơ thể người, các loài ký sinh cần bám vào một nơi nào đó. Khi bám như vật, chúng sẽ gây ra những trấn thương cho cơ thể con người.
Giun tóc cắm sâu vào ruột non, giun móc và giun đũa gặm thành ruột, giun móc/mỏ chui vào da…
5. Ký sinh trùng mang theo những mầm bệnh khác
Giun kim, một ký sinh trùng nguy hiểm.
Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể con người, ký sinh trùng có thể mang theo một số mầm bệnh nguy hiểm khác.
Ấu trùng giun có thể mang theo vi khuẩn than, vi khuẩn lao…
Sinh Huy (Tổng hợp)