1 đến 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất sản phụ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, mì, trứng gà là chính.
Ngày nay, các bà mẹ trẻ sau khi sinh con vừa mong nhanh chóng khôi phục tuổi xuân đã qua, giữ được cơ thể khoẻ mạnh, lại sợ ăn nhiều quá sẽ bị béo. Vậy ăn thế nào? Và ăn cái gì mới được coi là khoa học và đầy đủ dinh dưỡng?
Thực đơn của sản phụ cần chú ý những gì?
Sau khi sinh con phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, đây là điều mà ai cũng biết. Nhưng trong 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà mái. Cùng với sự hồi phục của khả năng tiêu hoá có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng: canh gà, canh xương....
Để đảm bảo người mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, nước, trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5 - 6 bữa, người mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích. Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có di chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.
Những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn, 5 - 6 lần/ngày, ăn trong 3 ngày. Những bà mẹ phải mổ đẻ, sau khi mổ, công năng đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần. Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.
Một số thức ăn có lợi cho sản phụ
Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng. Đường đỏ có tính ôn, ích khí, kiện tì ôn vị, tản hàn, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, sinh sữa. Dân gian thường dùng đường đỏ để điều trị các chứng đa, băng huyết, huyết áp cao sau đẻ và bị lạnh. Do có nhiều tác dụng dinh dưỡng như vậy nên các sản phụ ăn nhiều đường đỏ là rất có ích.
Thịt cá chépgiúp nâng cao sức co bóp của cơ tử cung.
Người già thường hay khuyên sản phụ nên ăn nhiều cá chép trong thời gian “nằm chỗ”. Vậy ăn các chép có lợi gì? Thịt cá chép có thể trục máu dư, máu dư ở đây chủ yếu là máu đẻ. Do thịt cá chứa nhiều protid, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, nâng cao sức co bóp của cơ tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể.
Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết, sau khi sinh không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và ngiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.
Tại sao các sản phụ hay được khuyên ăn trứng gà?
Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà rất phong phú, cách nấu đơn giản, vừa kinh tế lại vừa thực tế, đồng thời trứng gà chứa nhiều protein được cơ thể người hấp thu, là loại thực phẩm tốt cho người mẹ bồi dưỡng. Trong trứng gà chứa chất thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức não, có thể nhanh làm lành vết thương ở các cơ quan. Người mẹ ăn nhiều trứng gà sẽ có lợi cho việc nuôi con bằng sữa và sự phục hồi công năng của các tổ chức, bé bú sữa mẹ giúp các tế bào não của bé tăng trưởng, giúp bé càng thông minh, khoẻ mạnh. Sau khi ăn trứng gà có thể thúc đẩy lượng sữa tiết ra. Người mẹ mỗi ngày ăn 4 quả trứng là thích hợp, không nên ăn nhiều quá ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.
Trứng gà sẽ có lợi cho việc nuôi con bằng sữa và sự phục hồi công năng của các tổ chức.
Ăn hoa quảnhư thế nào sau đẻ cho có lợi?
Sau khi sinh con, hàng ngày người mẹ đều có thể ăn hoa quả. Nếu người mẹ bị táo bón, thì mỗi ngày ăn một quả chuối tiêu cũng có tác dụng tốt, theo một số tài liệu, ăn chuối tiêu còn có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh. Có những sản phụ sau sinh không muốn ăn, thì việc ăn hoa quả cũng giúp ích cho tiêu hoá. Quả sơn tra vừa chua vừa ngọt sau khi ăn sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho tiêu hóa, thúc đẩy tử cung co bóp tống máu đẻ ra ngoài. Đồng thời hoa quả bổ sung sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể mẹ. Nhưng người mẹ không nên ăn quá nhiều loại hoa quả chua, lạnh, đề phòng chất toan làm hại răng và dạ dày bị kích thích bởi thức ăn lạnh.
Dựa vào thể chất để lựa chọn thức ăn thế nào?
Với người tinh huyết hư tổn: sau khi sinh con, nếu người mẹ thấy có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, tê chân tay, sắc mặt vàng hoặc trắng nhợt, da sạm và thô ráp, môi và móng chân móng tay đều trắng nhợt, hoặc lúc bình thường cơ thể hư nhược, nên lựa chọn ăn loại thức ăn sau:
- Thịt: thịt lợn, chân giò, tim gan lợn, con hàu, thịt ba ba, thịt rùa, lươn, các chép, hải sâm.
- Đường: đường trắng, đường phèn, các loại đường hoa quả.
- Rau: đậu côve, đậu đũa, đậu tằm, đậu phụ, giá đỗ, mọc nhĩ, ngó sen, mướp, rau chân vịt, mộc nhĩ trắng, củ cải, cà rốt, nấm hương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, đậu xanh, đậu đen.
- Hoa quả: nho, táo, cam, đào, dứa, chuối tiêu, hồng.
Với người âm hư hỏa vượng: nếu trong quá trình sinh con, người mẹ ra quá nhiều máu, tinh huyết hao tổn dẫn đến âm hư hỏa vượng, thấy có các triệu chứng chóng mặt ù tai, mặt đỏ, ruột gan nóng, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, tiểu rắt, táo bón, hoặc được các thầy thuốc chẩn đoán là âm hư hỏa vượng, ngoài các thức ăn bổ máu như đã nêu ở trên còn có thể lựa chọn các loại thức ăn thanh nhiệt dưới đây:
- Thịt: thịt thỏ, gan thỏ, bồ câu, thịt lợn, thịt vịt.
- Rau: rau dền, rau cần, rau kim châm, bí đao, mướp, dưa chuột, cà chua, mướp đắng, tâm sen, lá sen.
- Hoa quả: lê, dưa hấu, chà là, hồng.
Với người dương khí hư nhược: nếu người mẹ sau khi sinh thấy có các triệu chứng nhức mỏi eo lưng, lạnh bụng và chân tay, lạnh và đau bụng dưới, chóng mặt ù tai, tiểu nhiều trong đêm, hoặc được bác sĩ chẩn đoán là dương khí hư nhược thì nên chọn các loại thức ăn có tính ôn bổ ích khí cường dương dưới đây:
- Thịt: thịt dê, móng dê, sữa dê, thịt hươu, thịt chó, ba ba, rùa, tôm tươi, gan lợn, lươn.
- Đường: đường mía, mật ong, đường cát.
- Rau: hành, hẹ, tỏi, hành tây, đậu vàng, mộc nhĩ, đậu đen, vừng, củ cải, bí đỏ, hồi hương.
Hoa quả: hạch đào, long nhãn, táo ta, vải, mía, quýt, anh đào.