Rượu vải có tác dụng tăng cường sinh lực ở nam giới, làm đẹp da, cải thiện trí nhớ, tăng cường sức sức dẻo dai… Sau đây, Khoa học & Phát triển sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu vải chuẩn nhất.
Vải thiều khô. Ảnh minh họa.
Để ngâm rượu vải thiều ngon bạn cần tiến hành các bước sau:
Rượu vải thiều khô
Nguyên vật liệu:
- Vải thiều khô.
- Rượu trắng có nồng độ cồn từ 38 - 40 độ (rượu nếp càng tốt).
- Bình thủy tinh.
Cách ngâm:
- Quả vải khô mua về bóc bỏ vỏ và hạt, lấy long vải.
- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi khô rồi tráng qua với rượu trắng (ngâm rượu nào thì tráng rượu đó).
- Cho vải và rượu trắng vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 1kg long vải với 2 - 2,5 lít rượu.
- Cuối cùng đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng. Khoảng 90 ngày có thể lấy rượu vải ra sử dụng.
Rượu vải thiều tươi. Ảnh minh họa.
Rượu vải thiều tươi
Nguyên vật liệu:
- Vải thiều tươi.
- Rượu trắng có nồng độ cồn từ 38 - 40 độ (rượu nếp càng tốt).
- Bình thủy tinh.
Cách ngâm:
- Vải thiều lột vỏ, bỏ hạt.
- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi khô rồi tráng qua với rượu trắng (ngâm rượu nào thì tráng rượu đó).
- Cho vải và rượu trắng và bình thủy tinh ngâm theo tỷ lệ 1kg cùi vải cùng 2 lít rượu trắng.
- Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng. Khoảng 3 tháng có thể lấy rượu vải ra sử dụng.
Rượu vải thiều. Ảnh minh họa.
Cách dùng
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn.
- Không nên uống quá 100ml sẽ phản tác dụng.
Lương Ngọc (Tổng hợp)