Vú sữa là loại quả có vị thơm ngọt mát, rất thích hợp cho giải khát khi thời tiết nóng nực. Ngoài ra, nó còn có tác dụng bổ sung vi chất cần thiết cho thai phụ, giúp giảm cân, cung cấp lượng gluxit cho cơ thể, cung cấp nước, chất xơ…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Cây giống vú sữa. Ảnh minh họa.
Cây giống vú sữa. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng vú sữa. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Trong sản xuất hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vú sữa là chiết cành và ghép.

Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 - 10 năm tuổi. Trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 - 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiết.

Nhân giống bằng phương pháp ghép: Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất.

Tuy nhiên, do trồng vú sữa ở nhà nên bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng việc mua giống bán sẵn tại các vựa bán cây giống.

Cây vú sữa sai trĩu quả. Ảnh minh họa.
Cây vú sữa sai trĩu quả. Ảnh minh họa.

2. Trồng cây

Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây giống con khoảng 20 - 25cm, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.

Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh, sau đó khoảng 3 - 5 ngày tưới 1 lần cho cây. Trong 2 năm đầu, mỗi năm tiến hành vun xới cho cây từ 2 - 3 lần. Thường xuyên làm cỏ cho cây.

Nhiều gia đình trồng cây vú sữa vừa thu trái vừa làm cảnh. Ảnh minh họa.
Nhiều gia đình trồng cây vú sữa vừa thu trái vừa làm cảnh. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Khoảng 20 ngày đầu sau khi trồng, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…. Sau đó bón phân theo quy trình như sau: Trước khi cây ra hoa khoảng 1,5 - 2 tháng, lần 2 sau khi trái có đường kính 2 - 3cm, khi quả non có đường kính khoảng 5 - 6cm, trước thu hoạch 1,5 tháng, sau khi thu hoạch 1 tuần.

Hàng năm nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Vú sữa có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Ảnh minh họa.
Vú sữa có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Vú sữa cho thu hoạch từ khi đậu trái khoảng 180 - 200 ngày. Mùa thu hoạch vú sữa tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Thu hoạch vú sữa phải thật nhẹ nhàng, khéo léo, tránh bị trầy sước. Trong lúc thu hoạch, không để trái trực tiếp xuống đất, nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.