Nôn và buồn nôn là triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh. Buồn nôn là một cảm giác khó chịu, nhưng không đau. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những nguyên nhân thường gặp, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn.

Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng trên hay trong họng và thường kèm theo nôn. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn hay hội chứng nào đó. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này.

Nguyên nhân nào gây ra nôn và buồn nôn?

- Ngộ độc thức ăn: Khi thức ăn bị hư hỏng, các vi khuẩn có độc tố bắt đầu phát triển. Nếu ăn những thực phẩm này, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể, gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, gây tiêu chảy và các triệu chứng nôn, buồn nôn.

- Đau đầu, say tàu xe: Khi đi tàu xe hoặc các phương tiện chuyển động, bạn có thể cảm thấy rất đau đầu, buồn nôn và nôn - chứng say tàu xe. Nguyên nhân là do bộ phận có chức năng giữ thăng bằng trong tai (tiền đình - ốc tai) bị kích thích khác thường khiến bạn bị mất thăng bằng.

Say tàu xe cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nôn và buồn nôn.
Say tàu xe cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nôn và buồn nôn.

- Thuốc: Rất nhiều thuốc có thể gây cảm giác buồn nôn và nôn (thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, vitamin, thuốc tránh thai và một số thuốc giảm đau). Những bệnh nhân sử dụng hóa trị liệu trong điều trị ung thư hoặc bệnh nhân gây mê cũng thường bị nôn và buồn nôn.

- Phụ nữ mang thai: Rất nhiều phụ nữ thời kì mang thai thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Hiện tượng này được gọi là “ốm nghén”.

Phụ nữ mang thai hay mắc phải tình trạng ốm nghén.
Phụ nữ mang thai hay mắc phải tình trạng ốm nghén.

- Trào ngược dạ dày-thực quản: Trào ngược dạ dày-thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản và gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì trong dịch nôn sẽ chứa xả dịch dạ dày.

- Các bệnh lí liên quan đến đường tiêu hóa: Ở một số bệnh nhân bị tắc ruột, và những người có vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, thức ăn sẽ không được di chuyển như bình thường mà sẽ tắc lại gây hiện tượng nôn, buồn nôn.

- Đau nửa đầu: Một số người bị chứng đau nửa đầu cũng thường xuyên bị nôn, buồn nôn.

- Rượu: Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây cảm giác nôn, buồn nôn.

Uống quá nhiều rượu gây nôn.
Uống quá nhiều rượu gây nôn.


Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi buồn nôn và nôn kèm theo đau ngực thì bệnh nhân nên cần tìm gặp bác sĩ ngay.
Khi buồn nôn và nôn kèm theo đau ngực thì bệnh nhân nên cần tìm gặp bác sĩ ngay.

Hãy đến gặp bác sĩ khi triệu chứng nôn và buồn nôn kéo dài hơn 1 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng sau:

- Đau ngực hoặc bụng.

- Nôn ra máu hoặc dịch màu nâu đen.

- Đi ngoài ra máu.

- Sốt cao trên 38 độ C.

- Đau đầu dữ dội, cứng cổ.

- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

- Có các dấu hiệu mất nước: Mệt mỏi, khát nước, khô môi, miệng, thường xuyên bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ, lú lẫn, nước tiểu đậm màu hoặc không có cảm giác buồn đi tiểu suốt 5 tiếng.

Nên làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng nôn và buồn nôn.
Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng nôn và buồn nôn.

Để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nôn và buồn nôn, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

- Uống thật nhiều nước.

- Nên ăn những thực phẩm lỏng như cháo, soup... Sau đó, chuyển dần sang những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng những thực phẩm nhiều chất béo. Bởi vì, chúng sẽ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng gừng hoặc bạc hà, những thực phẩm này giúp bạn giảm cảm giác nôn, buồn nôn.

- Tránh ngửi hoặc hít các mùi có tính kích thích như nước hoa.

- Uống thuốc cùng với thức ăn. Tuy nhiên, bạn phải xem kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng vì có một số loại thuốc chỉ được uống khi chưa ăn gì.