Bệnh tổ đỉa luôn tạo cho người nhìn một cảm giác ghê sợ, trong tâm lý mỗi người ai cũng có tiềm thức tránh xa những thứ mang hình thù bong tróc và ghẻ lở, máu me như tổ đỉa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Những cục mụn chỉ có kích thước 1-2 mm và có thể biến mất sau khoảng 3 tuần nhưng chúng thường xuyên tái phát dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.
Theo những con số thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, tỉ lệ người mắc bệnh tổ đỉa là 1/2000. Tỉ lệ này đang có xu hướng tăng một cách nhanh chóng. Nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở nam và nữ là tương đương nhau.
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa rất phức tạp
Cho đến tận ngày nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn là một bí ẩn. Thay vào đó, những nghiên cứu mới chỉ giúp tìm hiểu các yếu tố tác động đến tình trạng bệnh.
Vào năm 2013, Trung tâm đại học y Groningen đã thực hiện một loạt các nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, phương pháp mù đôi (double - bind) và đối chứng giả dược cắt ngang (placebo - controlled cross - over) đã chứng minh được bệnh tổ đỉa phát triển mạnh hơn ở những người sống trong môi trường có ve bụi nhà (hay mạt bụi nhà).
Ngoài ra, còn có một số giả thiết đang được nhiều người cho rằng là nguyên nhân của bệnh tổ đỉa. Đó là:
- Dị ứng: người bệnh có thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất như nước tẩy rửa, xà phòng, xăng, dầu mỡ...
- Bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi trùng: do sống trong môi trường ô nhiễm, đặc biệt là tụ cầu vàng.
- Thức ăn: tổ đỉa cũng có thể khởi phát nếu bạn bị dị ứng với các loại thức ăn như hải sản, đồ lên men...
- Do tăng tiết mồ hôi tay chận: liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.
Người bệnh tổ đỉa nên làm gì?
– Tránh gãi, chà xát hay chích các nốt tổ đỉa vỡ ra sẽ gây bội nhiễm.
– Khi bị tổ đỉa, tánh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa và ánh nắng, khói bụi. Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày.
– Ngâm rửa tay chân trong nước ấm mỗi ngày 5-10 phút. Có thể ngâm trong dung dịch thuốc tím 1/10.000 mua ở các nhà thuốc tây.
– Uống thuốc chống dị ứng, dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm,… Khi dùng bất cứ loại thuốc nào đều phải tham khảo ý kiến y-bác sĩ để tránh bệnh chuyển biến xấu do dùng thuốc sai cách. Uống thêm các viên vitamin A, B, C, E cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
– Ăn và uống nhiều loại trái cây, nước ép hoa quả, rau xanh, cá biển, thịt trắng… giàu vitamin, khoáng chất và Omega-3.
– Kiêng tuyệt đối các loại chất kích thích. Các chất này là cấm kỵ khi bị các bệnh ngoài da như bệnh mề đay, hắc lào, tổ đỉa…
– Sau 2-4 tuần mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến bệnh viện kiểm tra, tránh trường hợp bị bội nhiễm sẽ khó chữa trị.