Theo một nghiên cứu gần đây,người cao tuổihay ngồi nhiều có dấu hiệu già nhanh hơn những người thường xuyên vận động và ngồi ít hơn.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 1.500 người đang sống tại các viện dưỡng lão cho thấy, các đối tượng dành nhiều thời gian ngồi một chỗ hoặc có ít hơn 40 phút vận động thể chất trong ngày có dấu hiệu già hơn 8 năm so với những đối tượng khác có cùng độ tuổi.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, các chất telomere ở đầu các chuỗi DNA có liên hệ mật thiết với quá trình lão hóa, và chính các vận động hàng ngày sẽ giúp giảm sự co ngót của các telomere này so với việc ngồi ỳ một chỗ.
Ngồi một chỗ không hề tốt cho cả người già lẫn người trẻ.
Nghiên cứu này giống như lời cảnh tỉnh, kêu gọi những người cao tuổi nên đứng dậy và đi dạo cứ mỗi 20 phút một lần nếu có thể. “Mọi người không nhận ra rằng nếu bạn ngồi suốt cả ngày thì công sức tập thể dục cho ngày hôm đó là gần như sẽ bị lãng phí” – GS James Goodwin, chủ nhiệm dự án nghiên cứu cho biết.
Hiện tại thì chính phủ đang khuyến khích chế độ tập aerobic 150 phút/tuần đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã cho thấy toàn bộ lợi ích của 150 phút tập luyện đó có thể bị hủy hoại hoàn toàn bởi một chế độ sinh hoạt không hợp lý.
Được tiến hành trên đối tượng tình nguyện viên từ 64 – 95 tuổi bằng cách gắn thiết bị theo dõi lên phần eo của họ trong vòng 7 ngày, ghi nhận các vận động, để từ đó xây dựng lên một bảng câu hỏi khảo sát.
“Kết quả cho thấy các tế bào già đi nhanh hơn đối với chế độ sinh hoạt ít vận động. Tuổi thực tế không phải lúc nào cũng tương ứng với tuổi của cấu trúc sinh học và vấn đề chính ở đây chúng ta đang nói tới chính là lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao từ khi còn trẻ và việc duy trì vận động thậm chí khi đã 80 tuổi" – Tiến sỹ Aladdin Shadyab của đại học California, thuộc nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Các telomere trong chuỗi DNA sẽ bị co rút theo thời gian và tác động tới sự lão hóa của con người.
Cũng như tuổi của các tế bào, các telomere cũng bị co rút theo thời gian nhưng quá trình này sẽ được giảm lại tương ứng với chế độ sinh hoạt có điều độ và khỏe mạnh. Việc telomere bị rút ngắn còn ảnh hưởng tới các bệnh tật nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường và thậm chí là ung thư.
“Đứng dậy và đi dạo trong từ 2 – 3 phút sau mỗi 20 phút ngồi sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của chính bạn. Ngoài thư giãn gân cốt thì nó còn có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ cũng nhưphòng ngừa các bệnh nguy hiểm” – GS Goodwin gợi ý.
Từ những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ nguy hiểm giữa việc ngồi lâu một chỗở phụ nữ với bệnh ung thư. Kết quả mới nhất cũng chỉ ra được sựtương đồng đó là những người dành nhiều hơn 6 giờ một ngày để ngồi sẽ có 10% nguy cơ mắc bệnh so với những người ngồi ít hơn 3 giờ một ngày.
Steven Ward, giám đốc điều hành của tổ chức UK Active, cho rằng chính lối sống lười vận động sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa đến nhanh hơn: “Bởi vì sự giới hạn của chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội nên giờ là lúc cần phải thay đổi quan điểm về lối sống lành mạnh. Người cao tuổi cần nhiều hoạt động hơn để tự rèn luyện sức khỏe cho bản thân”.
Sống vui, sống khỏe, sống có ích để kéo dài tuổi thọ
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần hỗ trợ nhiều hơn cho các bệnh nhân lớn tuổi, hướng họ đến một phương pháp trị liệu với nhiều vận động hơn và giảm tối đanhững tách biệt của họ với xã hội. Chưa bao giờ là trễ để bước ra ngoài và tập một vài động tác thể dục, đó có thể là đi đến siêu thị, bước thêm vài bậc trên cầu thang, đi dạo quanh vườn hay chơi cùng lũ trẻ.
Tất cả các hoạt động đó có thể góp phần giúp kéo dài sức khỏe cho người lớn tuổi và mang đến cho họ cuộc sống hạnh phúc hơn.