Một nghiên cứu mới đây cho hay người lớn tuổi, thính lực kém có tuổi thọ ngắn hơn so với những người trong cùng độ tuổi có thính giác bình thường.

Nghe kém không chỉ là một phần bình thường của lão hóa

Nhận định trên được đúc rút từ một nghiên cứu được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí JAMA Otolaryngology-Head & Neck Surgery (24/09/2015).

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng theo trưởng nhóm nghiên cứu, ông Kevin Contrera (Johns Hopkins University, Balmore) suy giảm thính lực thực sự là vấn đề sức khỏe cần lưu tâm chứ không hẳn chỉ là một phần bình thường của quá trình lão hóa.

ss

Suy giảm thính lực có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của mỗi người, chứ không chỉ là một phần bình thường của tiến trình lão hóa.

Suy giảm thính lực có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của mỗi người. Theo thống kê của U.S. National Institutes of Health, có khoảng 1/3 người Mỹ trong độ tuổi từ 65-74 bị suy giảm thính lực, trong khi đó ở những người trong độ tuổi từ 75 trở lên là gần một nửa.

Nghiên cứu Contrera và đồng nghiệp đã sàng lọc dữ liệu từ một đợt khám sức khỏe của chính phủ đang diễn ra. Họ tập trung vào 1.700 người lớn tuổi (từ 70 tuổi trở lên) và cho những người này thực hiện các bài kiểm tra nghe.

Nhìn chung, có 589 người tham gia nghiên cứu đã bị suy giảm thính lực ở mức độ nhẹ, 550 người suy giảm thính lực ở mức độ trung bình và 527 người còn lại có thính lực bình thường.

ss

Người lớn tuổi bị suy giảm thính lực có xu hướng gặp phải những vấn đề khác về sức khỏe.

Vậy tại sao người lớn tuổi thính lực suy yếu lại có nguy cơ cao tử vong sớm? Một phần lý do là vì người lớn tuổi bị mất thính lực có xu hướng gặp phải những vấn đề khác về sức khỏe, chẳng hạn tỷ lệ hút thuốc, mắc bệnh tim và đột quỵ lớn hơn. Trong một nghiên cứu khác cho biết tình trạng mất thính lực ở người lớn tuổi có liên quan nhiều tới với sức khỏe thể chất kém, kỹ năng tư duy và bộ nhớ suy giảm nhanh.

Ý kiến phản biện

TS.Ana Kim, giám đốc nghiên cứu về lão hóa tại New York Eye and Ear Infirmary of Mount Sinai (New York) nhận định nghiên cứu trên đã nêu ra một vấn đề thú vị, tuy nhiên sẽ là quá đơn giản khi nói tử vong sớm là do suy giảm thính giác. Và nghiên cứu đã không tính đến các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của một người.

Lý tưởng nhất, theo TS.Kim, nghiên cứu cần xem xét thêm tác động của việc điều trị mất thính giác. Nếu cho bệnh nhân dùng máy trợ tính, liệu họ có sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn hay không?

ss

Sử dụng máy trợ thính và các phương pháp điều trị suy giảm thính lực sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tác giả nghiên cứu ông Contrera cũng đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên cho dù suy giảm thính lực có ảnh hưởng đến tuổi thọ hay không thì nó vẫn tác động tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người lớn tuổi nghe kém có xu hướng hạn chế giao tiếp xã hội. Do đó nếu phát hiện bản thân có vấn đề khi nghe, nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Đeo máy trợ thính và các phương pháp điều trị khác sẽ trợ giúp người bệnh rất nhiều trong cuộc sống thường ngày.

Ngoài ra nghiên cứu này cũng đã nêu lên một thực trạng là mọi người không nhận ra những tác động mà mất thính lực có thể gây ra cho cuộc sống.

Bí quyết sống lâu, sống khỏe

Tuổi già là điều không thể tránh khỏi, để làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường sức khỏe, chúng ta có thể thực hiện theo một số bí quyết đơn giản sau:

- Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít đường, giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh, ăn nhiều rau quả và trái cây.

- Thường xuyên tập thể dục để duy trì sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể.

- Ngủ đủ giấc: thời gian ngủ mỗi đêm được khuyến cáo là 7 – 9 tiếng. Thiếu ngủ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

- Tăng cường giao lưu xã hội, suy nghĩ tích cực.

- Kiểm soát cân nặng

- Không hút thuốc và hạn chế uống rươu, bia

- Quan trọng nhất, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời.