Lan chu đình là chi thực vật có hoa trong họ Lan, có tên khoa học là Spathoglottis. Loài hoa này dễ trồng, màu sắc khá đa dạng nên rất ưa chuộng trồng cảnh.

Những chậu lan chu đình trắng. Ảnh minh họa.
Những chậu lan chu đình trắng. Ảnh minh họa.


1. Dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, giỏ treo, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây lan chu đình. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Nên chọn chậu có độ sâu tối thiểu 30cm để rễ ăn sâu xuống.


Cây lan chu đình có thể phát triển trên nhiều nền đất khác nhau chứ không kén đất như các giống hoa lan khác. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất trên nền đất tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm tốt.

Bạn có trể trộn hỗn hợp đất trồng với phân chuồng hoai mục, sơ dừa, tro trấu, mùn cưa, vôi bột… để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây lan chu đình.

Chậu lan chu đình màu vàng. Ảnh minh họa.
Chậu lan chu đình màu vàng. Ảnh minh họa.

2. Trồng cây

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều giống lan chu đình cho màu sắc hoa đa dạng từ trắng, tím-hồng, tím, vàng, tím đậm… Bạn có thể chọn giống tùy thuộc vào sở thích và điều kiện.

Lan chu đình thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi. Sau khi tách từ cây mẹ thì tiến hành trồng. Dùng một tay để giữ bụi lan, tay kia cho chất trồng vào chậu. Cho tới khi đất trồng chính phủ kín 1/3 củ. Lưu ý: Củ lan rất dễ bị thối cho nên chỉ vùi sâu 1/3. Khi tách nhánh không cần phải có nhiều củ như các loài lan khác.

Sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước giữ ẩm bằng bình xịt.

Cây lan chu đình trồng trong vườn. Ảnh minh họa.
Cây lan chu đình trồng trong vườn. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Nước tưới vừa phải, có thể 2-3 ngày tưới một lần. Nếu mưa nhiều bị úng, chu đinh lan có biểu hiện cuống lá bị đen, nên thoát nước cho cây.

Cây chịu ẩm tốt, nắng nhiều (có thể 100%).

Hàng tháng, bạn có thể định kỳ bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục cho lan chu đình.

Chú ý cắt bỏ cành khi hoa tàn, tỉa lá già úa thường xuyên để cây thông thoáng.