Các nhà khoa học tại Đại học Bath (Anh) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng có tên là “hành vi tìm kiếm cảm giác” và phát hiện rằng những người trưởng thành mang mũ bảo hộ trong khi đạp xe sẽ không an toàn như những người không mang vì khi đó tai nạn có chiều hướng gia tăng.
Mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp không những không có tác dụng mà còn gây hại.
Cụ thể, các nhà khoa học đã chia những người tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 17-56 thành 2 nhóm: nhóm 1 mang mũ bảo hiểm và nhóm 2 mang mũ bóng chày. Tất cả đều được yêu cầu phải thổi quả bóng ảo trên màn hình máy tính.
Với mỗi lần thành công thì họ sẽ được nhận 1 điểm. Tuy nhiên họ sẽ bị mất hết số điểm có được nếu để cho quả bóng phát nổ. Kết quả cho thấy những người nằm trong nhóm đầu tiên đã làm cho bóng bị nổ nhiều nhất.
Tiến sĩ Ian Walker và Tiến sĩ Tim Gamble của Đại học Bath cho biết, những gì họ phát hiện đã đặt ra nghi vấn về tính hiệu quả của một số lời khuyên an toàn phỗ biến hiện nay, bao gồm việc sử dụng mũ bảo hiểm cho các hoạt động giải trí khác nhau, ví dụ như đi xe đạp. Thậm chí phát hiện này còn có những tác động lớn hơn nữa với những người lính trên chiến trường.
Một số nghiên cứu trước đây đã xem xét một hiện tượng gọi là "đền bù rủi ro", cho thấy rằng khi một người cài dây an toàn khi đang lái xe, họ sẽ có xu hướng điều khiển và hành động khác lúc bình thường.
Trong tất cả các trường hợp, người ta nhận thấy có một mối liên hệ trực tiếp giữa các thiết bị an toàn và quyết định của con người. Khi nhận thức được cơ thể đã được bảo vệ khỏi chấn thương thì con người sẽ có xu hướng cảm thấy bớt lo lắng và đề phòng, từ đó dẫn đến nhiều quyết định mạo hiểm và mức độ rủi ro cũng vì thế mà cũng tăng cao hơn.
Nghiên cứu của TS Dr Ian Walker, giảng viên tâm lý giao thông tại Đại học Bath, cho thấy các tay lái mô tô thường đi sát hơn khoảng 8cm khi vượt qua những người đi xe đạp có đội mũ bảo hiểm.
Ông cho rằng các tài xế thường nghĩ những người đi xe đạp mà có mũ bảo hiểm sẽ nhạy cảm hơn, dễ đoán hơn và có kinh nghiệm hơn, do đó không cần dành cho họ khoảng cách quá nhiều khi vượt qua. Những người đi xe đạp mà không đội mũ bảo hiểm, nhất là phụ nữ, thì khó lường hơn và ít kinh nghiệm hơn và vì thế các tay lái mô tô sẽ nhường họ một khoảng rộng hơn.
Theo Tiến sĩ Gamble, phát hiện này không có nghĩa là mọi người không nên mang trang thiết bị an toàn. Mục đích của cuộc nghiên cứu muốn nói lên rằng vấn đề an toàn và bảo hộ phức tạp hơn nhiều người nghĩ rất nhiều. Bên cạnh việc giảm rủi ro hết mức có thể, chúng ta cần phải tính đến những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Có thể hình dung rằng nếu cảm giác được bảo vệ khiến cho mọi người trở nên thiếu thận trọng hơn thì điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các tình huống tương tự. Ví dụ như người lính trên chiến trường được trang bị áo giáp đầy đủ chắc chắn sẽ hành động liều lĩnh hơn rất nhiều khi so sánh với những người được trang bị sơ sài.
Nói tóm lại, các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ rằng việc tìm kiếm giải pháp ngăn ngừa rủi ro xảy ra cho con người là một điều không hề đơn giản. Vì thế quá trình nghiên cứu tâm lý con người trong những trường hợp này là một sự hỗ trợ thật sự cần thiết