Trong khoảng thời gian này, các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn ba lần về vấn đế thời gian ngủ, lượng thức ăn nhanh tiêu thụ, hoạt động thể thao và thời gian xem ti vi. Mỗi lần, các nhà nghiên cứu đều ghi nhận chỉ số khối cơ thể (BMI) của các đối tượng tham gia.
Sau khi đã kiểm soát các yếu tố gây nhiễu như tuổi, giới tính, chủng tộc và tình trạng kinh tế xã hội, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận cứ mỗi giờ đi ngủ muộn thì BMI tăng 2 điểm.
Kết quả này cũng được thấy rõ ở nhóm người ngủ đủ tám tiếng một ngày. Thời gian xem ti vi và tập thể dục không ảnh hưởng đến kết quả, nhưng việc tiêu thụ thức ăn nhanh thì có.
Nghiên cứu này cũng đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp. Theo bà Lauren D.Asamow, ĐH California, Berkeley, các nhà khoa học cần tìm hiểu thêm đâu là nguyên nhân dẫn đến mối liên hệ này. Liệu có phải do sự thay đổi về chuyển hóa do việc ngủ muộn gây nên hay không? Bên cạnh đó, việc chúng ta thay đổi thói quen đi ngủ có dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống và kiểm soát cân nặng không?
Nghiên cứu này còn nhiều giới hạn nhất định như các dữ liệu về thời gian ngủ, thông tin về chế độ dinh dưỡng, các vòng eo về vòng eo (chỉ số này hiệu quả hơn BMI trong việc phân biệt cơ hay mỡ bụng)… Vì vậy, để đưa ra kết luận chính xác về vấn đề này, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa.