|
Sưng mắt cá chân có thể là một trong những dấu hiệu báo bệnh cần đi khám. |
Chướng bụng
Chướng bụng là sự tích tụ hơi trong dạ dày gây nên. Tình trạng này khá phổ biến và nguyên nhân có thể do thức ăn. Tuy nhiên, một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng ruột kích thích cũng gây đầy hơi và cần có sự can thiệp về y tế.
Khi bạn có cảm giác đầy bụng trong thời gian dài với các triệu chứng như đau, táo bón hoặc những cơn tiêu chảy, đây có thể là các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Đây là căn bệnh rối loạn chức năng đường ruột khá phổ biến. chướng bụng là vấn đề khó chịu nhất của căn bệnh này.
Các chuyên gia cho biết, việc cắt giảm ngũ cốc và các thực phẩm từ ngũ cốc trong chế độ ăn có thể giảm 30% - 40% triệu chứng ruột kích thích. Bạn nên tránh các loại thức ăn như bánh mỳ, yến mạch, các loại ngũ cốc ăn liền, bánh kẹo... để giảm sự khó chịu do chứng bệnh này. Ngoài ra, sữa chua lên men tự nhiên có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn.
Sưng cổ
Sưng ở cổ thường là dấu hiệu hạch lympho phì đại hoặc sưng. Tổn thương hoặc các nhiễm trùng răng, lợi, da và những bệnh khác có thể gây ra tình trạng hạch lympho phì đại, kết quả là cổ sưng lên. Những bệnh như bệnh quai bị cũng có biểu hiện sưng dưới tai. Bướu cổ hay phì đại tuyến giáp cũng gây sưng ở cổ.
Sưng mắt
Khóc, uống rượu quá nhiều và mất nước có thể gây sưng mắt. Có người ngủ dậy với đôi mắt sưng húp. Tình trạng sưng do những nguyên nhân này sẽ giảm nhanh chóng nhưng sưng do chấn thương mắt, dị ứng, viêm kết mạc, mất cân bằng nội tiết tố có thể kéo dài và bạn cần đi khám bác sĩ.
Chân sưng phù
Những người ngồi một tư thế trong thời gian dài hoặc những người không vận động dễ bị sưng phù chân. Ngoài ra, đó cũng là triệu chứng phổ biến của những bệnh như bệnh tim, bệnh thận và huyết khối tĩnh mạch sâu. Lý do khác gây sưng phù chân ở phụ nữ là do giữ nước trong kỳ đèn đỏ hoặc mãn kinh.
Sưng mắt cá chân
Sưng mắt cá chân nếu do bạn đi nhiều hoặc dùng giày dép không vừa kích cỡ gây nên là điều bình thường nhưng nếu điều này kéo dài và không phải do nguyên nhên trên thì bạn cần đi khám ngay vì nó có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh dưới đây!
Phù bạch huyết
Đây là một tình trạng trong đó dư thừa của dịch bạch huyết được thu thập ở một bộ phận nào đó của cơ thể, và chủ yếu là một tác dụng phụ của điều trị ung thư, xạ trị, một số bệnh nhiễm trùng cơ thể khác… Khi chất lỏng tích tụ, nó gây sưng tấy tại khu vực đó.
Vết thương hở hay nhiễm trùng
Bạn có thể bị một vết tương hở hay nhiễm trùng, hoặc bị dị ứng dẫn đến sưng phồng…tốt nhất bạn nên được thăm khám để tìm ra gốc rễ của vấn đề và có hướng điêu trị thích hợp.
Viêm mô tế bào
Đây là một tình trạng trong đó các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể của bạn từ một vết thương hở hoặc cắt… trên làn da của bạn. Nó gây tấy đỏ và sưng ở một số bộ phận cơ thể, chủ yếu là bàn chân và mặt.
Suy tĩnh mạch
Các tĩnh mạch trong cơ thể làm việc để bơm máu vào tim. Tuy nhiên, nếu các van là rối loạn chức năng đối với một số lý do, sau đó nó làm cho máu để rò rỉ ngược vào bàn chân và cẳng chân, gây sưng ở đó.