Người châu Á thường ăn tới 4 bát cơm mỗi ngày nên tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người châu Âu.
Một bát cơm chứa lượng carbohydrate gấp 2 lần một lon nướccó ga. Ảnh: Straistimes.
Theo Healthadore, các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã xác định được một mối đe dọa mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đó chính là cơm trắng - món ăn thường ngày trong nhiều gia đình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cơm trắng (gạo trắng) có nguy cơ cao hơn bất kỳ đồ uống có đường nào. Và tỷ lệ người châu Á mắc tiểu đường cao hơn so với người châu Âu. Trong đó, đáng lưu ý là các thông tin như:
1. Ăn một bát cơm trắng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%.
2. Trong khi người Mỹ và Australia chỉ ăn 5 phần cơm mỗi tuần thì người châu Á có tới 4 bát cơm một ngày.
Liên quan đến nội dung này, một bài viết trên Staistimes trích lời của Giám đốc điều hành Hội đồng xúc tiến y tế (HPB) Singapore cho biết, tuyến tụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho cơ bắp và khi ăn nhiều gạo trắng, đường được hấp thụ nhanh chóng, khiến cơ quan này phải làm việc quá tải. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường của cơ thể sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu gây hại cho thận và dẫn tới bệnh tiểu đường.
Tuy không kêu gọi mọi người bỏ hoàn toàn cơm ra khỏi thực đơn hàng ngay nhưng các nhà khoa học khuyến khích giải pháp thay thế hoặc điều chỉnh lượng cho phù hợp. Chẳng hạn, nên chọn gạo trắng hạt dài thay vì gạo trắng hạt ngắn. Cách khác là thay thế 20% lượng gạo trắng tiêu thụ bằng gạo nâu (gạo lứt), giúp giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Dân Việt