Số liệu của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho thấy, Đông Á và Đông Nam Á chiếm đến 37% lượng phát thải thủy ngân toàn thế giới.

Biểu đồ phát thải thuỷ ngân trân thế giới năm 2010. Nguồn: UNEP, GMA
Biểu đồ phát thải thuỷ ngân trân thế giới năm 2010. Nguồn: UNEP, GMA


Theo một báo cáo trên website của Sáng kiến năng lượng Viện Công nghệ Massachussets (Mỹ), châu Á thải ra 1.770 tấn thuỷ ngân mỗi năm - gấp đôi con số ước tính trước đây.


Việc đốt than đá làm trầm trọng thêm tình trạng thải thuỷ ngân. Khi bị thải vào không khí từ ống khói các nhà máy năng lượng, thuỷ ngân có một đường đi phức tạp và thậm chí khi đã xuống đất hay chìm xuống biển, nó vẫn có thể quay lại bầu khí quyển, kết hợp với luồng thải mới từ các ống khói, kéo dài tác động của thuỷ ngân lên môi trường đến nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, lượng thủy ngân bị đưa ngược trở lại khí quyển không cao.


Các nhà khoa học ước tính, khoảng một nửa lượng thủy ngân trong khí quyển Trái đất xuất phát từ các nguồn tự nhiên như núi lửa. Số còn lại là do các hoạt động của con người, trong đó 65% từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu (quan trọng nhất là việc đốt than ở các nhà máy điện - chiếm 40% số lượng khí thải thủy ngân ở Mỹ năm 1999); 11% từ sản xuất vàng, 6,8% từ sản xuất kim loại màu, 6,4% từ sản xuất ximăng. Ngoài ra, việc xử lý chất thải, hỏa táng, sản xuất xút, gang thép… cũng làm phát thải thủy ngân ra môi trường.