Khi bị bỏng, cần nhanh chóng làm mát vết thương bằng nước lạnh hoặc chườm lạnh ít nhất 5 phút rồi che phủ vết bỏng bằng băng gạc vô trùng.
Bác sĩ Cao Hùng Phú, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, hướng dẫn cách sơ cấp cứu những
tai nạn thường gặp trong gia đình như sau:
1. Bỏng
Đầu tiên, cần xác định mức độ bỏng trước khi sơ cứu, ở mỗi độ bỏng sẽ có cách sơ cứu khác
nhau:
- Bỏng nhẹ: Da chuyển màu đỏ, có thể kèm theo sưng, đau hoặc biểu hiện loang lổ, đỏ
nhiều, gây đau và sưng nhiều, đường kính vết thương không quá 5-8cm. Khi đó cần làm mát vết bỏng
bằng nước lạnh hoặc chườm lạnh ít nhất 5 phút rồi che phủ vết bỏng bằng băng gạc vô trùng. Nếu thấy
đau, có thể cho uống một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như aspirin, ibuprofen, naproxen
(aleve)...
Lưu ý:
Không dùng đá đặt trực tiếp lên vết bỏng vì có thể gây tê cóng và làm da tổn thương thêm. Không
làm vỡ bọng nước vì rất dễ nhiễm trùng. Không dùng aspirin cho trẻ em hoặc vị thành niên
Trường hợp bỏng nặng: Vết thương có đường kính lớn hơn 5-8cm hoặc bỏng ở các vị trí như bàn tay,
bàn chân, mặt, bẹn, mông, khớp lớn... Những vết bỏng nặng nhất thường không đau và có thể tổn
thương ở tất cả các lớp da, mỡ, cơ và thậm chí vào xương. Vùng bị thương có thể cháy đen hoặc khô
và trắng, bệnh nhân khó hít thở. Cần thực hiện các bước sơ cứu như sau:
- Đưa bệnh nhân ra khỏi vùng cháy, khói và nơi nhiệt độ nóng.
- Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động), nếu cần thiết thì tiến hành hồi sức cấp
cứu.
- Che phủ vùng bỏng, dùng băng vô trùng sạch ẩm, quần áo sạch ẩm hoặc khăn ẩm.
- Gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế gần nhất.
- Không ngâm vết bỏng nặng và diện tích rộng vào nước lạnh vì làm như vậy có thể gây sốc.
Khi bị bỏng, nên làm mát vết thương dưới vòi nước chảy. Ảnh:
socupsg
2. Gãy xương cổ, tay, chân
Nếu phát hiện nạn nhân có những dấu hiệu gãy xương như chi khớp biến dạng, chảy máu nhiều, ấn
nhẹ hoặc cử động nhẹ cũng gây đau, xương chọc thủng da, đầu chi bị thương ngón tay hoặc ngón chân
bị tê, tím tái... Hãy đưa họ đi cấp cứu sớm nhất có thể. Trong thời gian chờ đợi sự can thiệp của y
tế, người chăm sóc cần thực hiện các bước sơ cứu như sau:
- Cầm máu: Ấn chặt vết thương bằng băng vô trùng hoặc một miếng vải, quần áo sạch.
- Bất động vùng bị thương, nẹp lại vùng chấn thương nếu bạn đã được đào tạo qua về chuyên môn.
Nếu không đừng cố nắn lại xương.
- Chườm đá để hạn chế sưng và giảm đau. Không chườm trực tiếp lên da mà hãy bọc đá trong khăn
tắm, vải hoặc chất liệu khác rồi mới chườm.
- Đặt nạn nhân nằm với tư thế đầu thấp hơn thân mình một chút và kê cao chân để đề phòng
sốc.
3. Hóc dị vật
Khi người lớn hoặc trẻ lớn bị hóc dị vật, hãy thực hiện biện pháp đẩy bụng (còn gọi là Heimlich
maneuver) như ảnh hướng dẫn dưới đây để tạo áp lực đẩy dị vật ra.
Phương pháp đẩy bụng còn được gọi là Heimlich maneuver
Đối với trẻ sơ sinh, hãy giữ bé nằm úp trên cẳng tay của bạn với đầu thấp hơn thân. Dùng tay vỗ
nhẹ nhàng nhưng vững chắc và dứt khoát, lặp 5 lần cho đến khi tống được dị vật ra ngoài.
Trường hợp nghiêm trọng hoặc dị vật vẫn chưa ra ngoài, sau khi sơ cứu hãy gọi cấp cứu hoặc ngay
hoặc nhờ sự giúp đỡ khẩn cấp của nhân viên y tế.
Các bước sơ cứu khi bị điện giật như sau:
- Tắt nguồn điện tiếp xúc với người bệnh. Hãy dùng các vật dụng không dẫn điện như bìa carton,
nhựa gỗ để ngắt nguồn điện.
- Kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn thở, tiến hành hô hấp nhân tạo khi cần thiết.
- Đặt nạn nhân nằm với tư thế đầu thấp hơn thân mình một chút và kê cao chân để đề phòng
sốc.
- Gọi cấp cứu ngay nếu thấy nạn nhân bị giật điện có triệu chứng loạn nhịp tim hoặc tim ngừng
đập, suy hô hấp, tím tái hoặc ngừng thở, đau và co rút cơ, co giật, tê bì và ù tai, bất
tỉnh...
Để đề phòng điện giật, không nên thiết kế ổ cắm điện nằm trong tầm
với của trẻ. Ảnh: News.
5. Đứt, sứt tay
- Cầm máu: ấn nhẹ vào vết thương bằng vải hoặc băng, giữ từ 20 đến 30 phút.
- Làm sạch vết thương bằng nước sạch. Không rửa bằng xà phòng.
- Dùng nhíp sạch và cồn để lấy các dị vật (nếu có).
- Đối với các vết thương nặng nên đến bệnh viện gần nhất điều trị kịp thời, tránh bị nhiễm trùng
và uốn ván.
Trong trường hợp tay bị đứt lìa:
- Dùng vải sạch hoặc túi nilon sạch đựng phần chi bị đứt rời, gói thêm 2 -3 lớp nilon rồi bỏ vào
thùng đá lạnh.
- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5cm. Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết
chảy.
- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao, nhớ ủ ấm cơ thể. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài
giây.
- Đưa người bị nạn đến bệnh viện sớm nhất có thể, đặt nạn nhân ở tư thế nằm. Không nên để lâu quá
18 tiếng đồng hồ.
Lưu ý: Tránh để nước tiếp xúc với phần chi bị đứt rời. Không nên bôi
trực tiếp oxy già, iot và dung dịch chứa iot vào vết thương hở vì có thể gây kích ứng tế bào
sống.
6. Bong gân
Bong gân thường xảy ra ở mắt cá chân, đầu gối hoặc cung bàn chân. Trong trường hợp này, dây
chằng sẽ bị bong sưng lên nhanh và đau. Các bước sơ cứu như sau:
- Giữ cố định, không để chi bị tổn thương thêm.
- Chườm đá vùng bị tổn thương bằng cách chườm khăn lạnh, khăn ướt hoặc túi chườm đổ đầy nước
lạnh. Cố gắng chườm đá càng sớm càng tốt sau khi bị thương nhưng không nên chườm đá quá lâu vì có
thể gây tổn thương mô.
- Để hạn chế sưng, hãy nâng cao chi bị thương mỗi khi có thể.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.
7. Sốt, co giật
- Đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng. Nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt
là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo.
- Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt là vùng bẹn,
nách, cổ và trán. Lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
- Khi bị sốt cao, co giật, trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ
sốt bằng đường hậu môn mỗi lần 10-15 mg một kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ trẻ 10 kg thì dùng khoảng
100-150 mg paracetamol.
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn và hơi ngửa để tránh dịch nôn ói
và bọt sùi ở mép tràn vào phổi gậy nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm và phòng tránh cơn co giật tái phát.