Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện chưa phát hiện người Việt nào bị nhiễm virus Zika song virus này vẫn là thách thức đối với ngành y tế.

Chia sẻ bên lề Quốc hội sáng 24/3, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngay khi nhận được tin một người Australia nhiễm virus Zika nghi từ Việt Nam, ngành y đã tổ chức ngay cuộc họp khẩn, kiểm tra và giám sát trên từng người dân có biểu hiện nghi vấn ở TP HCM, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận thông qua xét nghiệm máu.

"Có khả năng người dân tại các vùng này bị nhiễm nhưng hiện chưa phát hiện hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng", Bộ trưởng cho hay.

chua-phat-hien-virus-zika-o-viet-nam

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Về biện pháp dự phòng, Bộ trưởng Y tế cho biết trước hết cần diệt trừ muỗi và loăng quăng, vì muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và cũng truyền virus Zika. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các Sở tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng chống, đồng thời giám sát trọng điểm. Huy động các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm dịch từ biên giới, hai cửa khẩu sân bay quốc tế; khuyến cáo người dân không nên đến vùng dịch nếu không cần thiết. Khi có biểu hiện bệnh, người dân đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

Virus Zika tồn tại từ lâu, gần đây bùng phát mạnh mẽ nhất là khu vực châu Mỹ. Đến nay, WHO thông báo trên thế giới đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành virus Zika. Một số quốc gia khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia... cũng ghi nhận những trường hợp người nước ngoài nhiễm bệnh sau khi trở về từ các nước này và được coi như là nước có sự lưu hành virus Zika. WHO cũng chưa có khuyến cáo hạn chế đi lại đến các quốc gia đang có dịch bệnh Zika.

Đa số ca bệnh là nhẹ, tuy nhiên các chuyên gia ghi nhận sự gia tăng của hội chứng đầu nhỏ và Hội chứng Guillain-Barré. Có hai nghiên cứu độc lập gần đây trong phòng xét nghiệm về sự tác động của virus Zika với tế bào não do các nhà khoa học của Brazil và Đại học Johns Hopkins cho thấy virus có thể xâm nhập và tấn công hủy hoại tế bào não làm tế bào não không thể tiếp tục phát triển. Đây là bằng chứng quan trọng về mối liên quan giữa virus Zika và chứng đầu nhỏ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lưu ý kết quả trong phòng xét nghiệm có thể sẽ không giống như thực tế xảy ra trên cơ thể người. Do đó đến nay WHO vẫn chưa khẳng định chắc chắn về mối liên quan giữa virus Zika và chứng đầu nhỏ mà cần có thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định.

Mới đâyCơ quan đầu mối Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo Australia đã xác định một trường hợp nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam.Người này đến Việt Nam từ ngày 26/2 và xuất cảnh về Australia vào ngày 6/3. Ngày 8/3 người này có triệu chứng nhiễm virus Zika như sốt, phát ban, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc, buồn nôn. Trong thời gian ở Việt Nam, người này đã đi đến TP HCM, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận.

Mới đâyCơ quan đầu mối Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo Australia đã xác định một trường hợp nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam.Người này đến Việt Nam từ ngày 26/2 và xuất cảnh về Australia vào ngày 6/3. Ngày 8/3 người này có triệu chứng nhiễm virus Zika như sốt, phát ban, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc, buồn nôn. Trong thời gian ở Việt Nam, người này đã đi đến TP HCM, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận.