Chàm là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp ngoại hình của bệnh nhân. Vậy bệnh chàm chữa khỏi hoàn toàn được không?
Chàm (Eczema) – viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến. Căn bệnh này là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mãn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa.
Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là thể tạng dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào thể tạng ấy. Cả hai yếu tố đều thay đổi nhiều ít tùy theo từng trường hợp.
Việc phân loại chàm rất khó khăn vì danh pháp không thống nhất và nguyên nhân bệnh lại đa dạng. Do vậy, không có bảng phân loại hoàn toàn vừa ý về bệnh này.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh chàm
- Do chịu yếu tố di truyền, xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình và thường kèm theo một hoặc nhiều bệnh dị ứng khác như hen (suyễn), viêm mũi dị ứng...
- Các vết chàm đồng tiền (hình tròn) có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên da, không rõ nguyên nhân.
- Do tiếp xúc với các hóa chất khác nhau như bột giặt, nước rửa chén...
- Do tiếp xúc với quần áo bằng các chất liệu dễ gây kích thích như len, lụa, sợi tổng hợp...
- Rất nhiều trường hợp viêm da không rõ nguyên nhân.
Thêm vào đó, bệnh chàm có thể tùy từng người mà thay đổi. Có nghĩa là một số người chỉ bị chàm từ nhỏ, nhưng một số khác lớn lên mới bị chàm. Trong khi có một số lại bị chạm ngay từ nhỏ và dai dẳng kéo dài đến bây giờ.
Vì thế, rất khó để tìm ra một loại thuốc chung chữa dứt điểm cho các loại bệnh chàm. Nên hầu như các loại thuốc chữa bệnh chàm hiện giờ đều chỉ dựa vào triệu chứng và không đi sâu vào nguyên nhân. Nếu may mắn, đúng phải nguyên nhân bị bệnh thì bệnh nhân sẽ khỏi ngay lập tức. Nhưng nếu không phải thì bệnh sẽ không bao giờ hết mà còn lan nhanh hơn. Rắc rối và khó chữa hơn.
Cách điều trị bệnh chàm
Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị bệnh chàm hiện nay là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ:
- Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn cần có biện pháp để hạn chế bệnh thêm trầm trọng:
+ Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh khác là nguyên nhân gây ra bệnh chàm cần tích cực chữa căn bệnh đó song song với điều trị bệnh chàm.
+ Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn hay một số thú vật thì nên hạn chế ăn và tiếp xúc càng ít càng tốt.
+ Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống thiếu hợp lý khiến cơ thể bị nhiệt gây ra bệnh thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế các thực phẩm có tính nóng, các loại gia vị cay nóng,….
- Sử dụng thuốc:
+ Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho phù hợp. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mang lại kết quả cao.
+ Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp uống thêm viên uống vitamin E, viên uống alovera (tinh chất lô hội), mật ong pha nước ấm có tác dụng tái tạo tế bào da, kháng khuẩn, tiêu trừ viêm nhiễm rất hiệu quả.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
+ Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng nhẹ, hạn chế ăn muối.
+ Tránh dung các thực phẩm: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, đồ hộp, thức ăn sống – lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia vị cay nóng.
+ Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi, sát chanh, xà phòng, nó sẽ làm vùng da bị bệnh bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Không nên chích, lễ, bôi đắp nhiều loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin (nước chanh, cam, bưởi,…) để giải đọc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
+ Bạn có thể tắm bằng nước lá chè xanh, nước lá cau có pha chút muối loãng để làm dịu cơn ngứa giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.