Từ lâu, nghệ đã được sử dụng để làm mờ các vết sẹo, chữa đau dạ dày. Ngoài ra, với thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư…, nghệ còn rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời khác.

1. Chữa đau dạ dày

Bột nghệ giúp chữa đau dạ dày. Ảnh minh họa.
Bột nghệ giúp chữa đau dạ dày. Ảnh minh họa.

Từ lâu, người ta đã sử dụng bột nghệ vàng ăn với mật ong để chữa đau dạ dày. Ngày nay, khoa học đã tìm thấy chất chất Curcumin là chất có tác dụng chống viêm, làm mau liền các vết loét niêm mạc, làm phát triển các tế bào mới và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây chính là hoạt chất giúp chữa đau dạ dày của nghệ.

Lưu ý: Những phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị sỏi thận, bị trào ngược dạ dày không được sử dụng nghệ. Nghệ không có khả năng tiêu diệt khuẩn Hp, loại vi khuẩn gây ra đau dạ dày.

Cách dùng:

Sử dụng mỗi lần 12 g bột nghệ vàng với 8 g mật ong, trộn đều. Có thể sử dụng nghệ đen thay cho nghệ vàng. Khi đó, hiệu quả sẽ tốt hơn.

2. Trị mụn

Nghệ giúp bạn có một làn da khỏe đẹp hơn. Ảnh minh họa.
Nghệ giúp bạn có một làn da khỏe đẹp hơn. Ảnh minh họa.

Nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Chúng có đặc tính chống viêm và ngăn chặn vi khuẩn nên sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên cho làn da. Vì thế, nghệ được dùng để trị mụn và những vết thâm do mụn mang lại.

Cách dùng:

Dùng 2 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong trộn đều với nhau. Đắp hỗn hợp lên mặt khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Nên đắp khoảng 2-3 lần một tuần là hiệu quả nhất. Làm vậy sẽ giúp đánh bay các loại mụn cám, mụn trứng cá và các vết thâm trên da.

3. Các vết tổn thương ngoài da

Nghệ có thể chữa một số vết thương ngoài da. Ảnh minh họa.
Nghệ có thể chữa một số vết thương ngoài da. Ảnh minh họa.

Nghệ có tác dụng cầm máu nhanh, kháng viêm và giúp mau liền sẹo. Khi bị các vết thương ngoài da, có thể dùng nghệ để đắp vào vết thương.

Cách dùng:

Rửa sạch vết thương bằng oxy già, đổ bột nghệ vào vết thương sau đó dùng gạc vô khuẩn băng ép lại.

Lưu ý: Cách làm này chỉ áp dụng cho những vết thương nhẹ, không ra nhiều máu. Khi gặp vết thương nặng hơn, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị.