Từ lâu, ông bà ta đã biết sử dụng các loại rau thơm để chữa nhiều bệnh thường gặp như cảm sốt, đau bụng, giun sán… Hiện nay, con người ngày càng tìm được nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại rau thơm này.
1. Tía tô
Tía tô.
Y học cổ truyền xếp tía tô vào loại thuốc giải biểu, chữa bệnh bằng cách ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt… Ngoài ra, tía tô còn có công dụng lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa và chữa Gout.
Tía tô còn chứa nhiều vitamin A, C và các chất khoáng như Ca, Fe, P… Nên còn có tác dụng làm đẹp da.
Cách dùng:
- Cảm sốt bí mồ hôi, ho, tức ngực: Lá tía tô tươi 15g, 3 củ hành tươi cả rễ. Thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn xong đắp mền cho ra mồ hôi. Hoặc: Lấy khoảng 20g lá tía tô tươi giã nát, cho nước sôi vào quấy đều, lọc lấy nước uống.
- Bệnh Gout: Dùng vừa đủ lá và cành tía tô giã nát, đắp vào vùng khớp bị đau làm giảm đau nhức và viêm tấy.
2. Ngò rí (rau mùi)
Ngò rí giúp chữa đau bụng. Ảnh minh họa.
Ngò rí có vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng chữa khó tiêu, kiết lỵ, mẩn đỏ và giúp giải nhiệt, lợi sữa. Trong rau mùi cả rễ, lá và hạt đều có tác dụng chữa bệnh.
Cách dùng:
- Giun kim: Hạt rau mùi tán nhỏ, trộn với trứng gà luộc, thêm một ít dầu mè. Giã nhuyễn tất cả, xát vào hậu môn. Bài thuốc này có thể tiêu diệt được trứng giun giúp giảm ngứa hậu môn.
- Giải nhiệt: Dùng lá hoặc rễ rau mùi sắc với nước đến lúc hơi đặc. Chia ra uống nhiều lần.
Mẩn ngứa: Vò nát nát lá rau mùi, chà xát lên chỗ da mẩn đỏ.
3. Thì là
Thì là.
Người ta thường dùng quả thì là để làm thuốc chữa đau bụng, khó tiêu, tiểu són. Quả thì là có vị cay, tính ấm, không độc mà các lương y hay gọi là "tầm là hạt".
Cách dùng:
- Đau bụng, khó tiêu: Nhai kĩ quả thì là rồi nuốt cả bã và nước.
- Tiểu són: Quả thì là tẩm với muối, sao vàng, tán thành bột. Nấu cơm nếp rồi chấm với bột này ăn.
4. Kinh giới
Kinh giới.
Tất cả các bộ phận của cây kinh giới từ thân, cành tới hoa, lá đều được dùng làm thuốc. Kinh giới có thể chữa cảm nóng, cảm lạnh, nhức đầu, băng huyết, chảy máu cam…
Cách dùng:
- Cảm nóng: Dùng một nắm kinh giới tươi, giã nhỏ với vài miếng gừng, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại bọc vải đánh cảm dọc sống lung.
- Cảm lạnh, nhức đầu, đau mình: Dùng 20g cành, lá, hoa sắc với nước. Uống lúc còn nóng.
- Chảy máu cam: Dùng một bó kinh giới, đốt thành than, tán nhỏ, thêm một ít vỏ quýt, sắc với nước uống.
.
5. Lá lốt
Lá lốt.
Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Rễ cây lá lốt nên lấy vào tháng 8, 9 để có hiệu quả cao nhất.
Cách dùng:
- Phong thấp, đau lung, mỏi gối: Cây lá lốt sao vàng, thêm cỏ xước, sắc với nước uống.
- Mồ hôi tay: Dùng lá lốt phơi khô, sắc với nước vừa uống vừa ngâm tay ngày 2-3 lần.