Viettel sẽ phủ sóng 4G toàn quốc, vùng phủ sóng của Viettel sẽ rộng như 2G với số lượng trạm thu phát sóng được là 35.000 trạm; Đến cuối năm 2018, “một kilogram” sẽ không còn có ý nghĩa như chúng ta vẫn đang sử dụng là những tin KH&CN nổi bật ngày 5/11.
Viettel chính thức được nhận giấy phép cung cấp 4G
Ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trao giấy phép cung cấp 4G cho Viettel ngay trụ sở của Tập đoàn. Theo kế hoạch, Viettel sẽ cung cấp 4G chính thức trên toàn quốc vào quý I/2017 trên băng tần 1800 MHz. Viettel sẽ phủ sóng toàn quốc, vùng phủ sóng 4G của Viettel sẽ rộng như 2G với số lượng trạm thu phát sóng được là 35.000 trạm.
Về giá cước, Viettel dự kiến sẽ cung cấp với mức rẻ hơn so với hiện nay. Trước đó, Viettel đã thử nghiệm thành công công nghệ mạng 4G tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 12/2015. (
XEM THÊM)
Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trao giấy phép cung cấp 4G cho Viettel ngay trụ sở của Tập đoàn
Người Việt sắp được ngắm siêu trăng lớn nhất thế kỷ
Siêu trăng lớn nhất thế kỷ sẽ xuất hiện trên bầu trời vào hôm 14/11 khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất kể từ tháng 1/1948, theo Science Alert. Trong sự kiện đặc biệt này, Mặt Trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Mặt Trăng hôm 14/11 sẽ tròn đầy trong khoảng hai tiếng ở điểm gần Trái Đất nhất, và có kích cỡ lớn nhất trong gần 7 thập kỷ qua.
Siêu trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất vào lúc 13h52 ngày 14/11 theo giờ GMT, tức là khoảng 20h52 cùng ngày theo giờ Việt Nam. Các chuyên gia thiên văn cho biết, người dân khu vực phía tây Bắc Mỹ và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, sẽ có cơ hội quan sát siêu trăng rõ nét nhất.(
XEM THÊM)
Siêu trăng lớn nhất thế kỷ sẽ chiếu sáng bầu trời Việt Nam hôm 14/11. Ảnh minh họa: Wordpress.
“Chiếc xe tri thức” về với trẻ vùng xa
Chương trình do Tỉnh đoàn Bình Định thực hiện năm 2016, chương trình được lên ý tưởng và tổ chức với mong muốn bổ trợ và giúp thiếu nhi tìm hiểu, tiếp cận kiến thức khoa học dễ dàng, ghi nhớ sâu thông qua các sự vật, hiện tượng gắn với cuộc sống hằng ngày. Từ đó các em dễ dàng tiếp thu những thông tin bổ sung ở những bậc học cao hơn. “Chiếc xe tri thức” gồm 2.000 đầu sách các thể loại, 5 máy vi tính truy cập mạng lưu động cùng với các trò chơi khoa học đã đến với thiếu nhi ba huyện Vân Canh, Phù Mỹ, Phù Cát và TP Quy Nhơn.(
XEM THÊM)Bốn bé gái dân tộc Chăm đang học Trường tiểu học số 2 thị trấn Vân Canh không rời các cuốn truyện tranh của “Chiếc xe tri thức” - Ảnh: DUY THANH
Lớp mạ mới ngăn vi khuẩn lây nhiễm trên thiết bị y tế
Joanna Aizenberg, giảng viên tại Viện nghiên cứu Wyss thuộc Đại học Harvard, Mỹ, chế tạo thành công lớp mạ SLIPS với độ bám dính rất thấp, có thể ngăn vi khuẩn phát triển trên dụng cụ y tế và các thiết bị khác. Lớp mạ SLIPS có thể loại bỏ nhiều tạp chất và sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường. Kết quả thử nghiệm cho thấy nó có thể giảm sự bám dính của vi khuẩn với tỷ lệ hơn 98%. (
XEM THÊM)
Lớp mạ SLIPS có thể ngăn vi khuẩn lây nhiễm và bám dính trên thiết bị y tế. Ảnh: Flickr/NIAID.
Samsung thu hồi 2,8 triệu máy giặt vì nguy cơ gây thương tích
Vận đen của Samsung dường như vẫn chưa dứt sau “sóng gió” của Galaxy Note7. Mới đây hãng công nghệ Hàn Quốc tiếp tục phải phát lệnh thu hồi 2,8 triệu máy giặt cửa trên tại Mỹ vì nguy cơ gây thương tích do lỗi bung nắp trong quá trình vận hành. Báo cáo của Samsung ghi nhận 733 trường hợp “rung lắc quá mạnh” hay bung nắp cửa giặt. Trong đó có 9 trường hợp bị thương do nắp nhựa bị vỡ. Samsung cho hay khách hàng có thể được sửa chữa miễn phí tại nhà để hạn chế áp lực lên nắp đậy, hoặc được giảm giá khi mua bất kỳ một chiếc máy giặt nào khác của thương hiệu này. (
XEM THÊM)
Phát triển được công nghệ dây thần kinh nhân tạo
Một nhóm nhà khoa học dưới sự dẫn dắt của Amanda Johnsson từ Đại học Linkoping, Thụy Điển, đã phát triển được công nghệ dây thần kinh nhân tạo có thể truyền các ion và các phân tử qua cơ thể với tốc như tốc độ của hệ thần kinh. Ngoài các mục đích khác có thể có, dây thần kinh nhân tạo nhằm điều trị những cơn đau mạn tính.
Các chuyên gia khẳng định rằng công trình của họ sẽ mở đường cho việc tạo ra các cơ chế có thể “nói chuyện được với cơ thể trên cùng một ngôn ngữ”. Các nhà khoa học gọi dây thần kinh nhân tạo là “máy bơm ion”. (
XEM THÊM)
Cú va chạm khiến quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng so với hệ Mặt Trời
Các nhà khoa học đã nhiều năm nghiên cứu nguồn gốc của Mặt Trăng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra quỹ đạo nghiêng của nó, h kết luận một cú va chạm lớn có thể làm bay hơi phần lớn Trái Đất ở thời nguyên sơ, dẫn tới sự hình thành của Mặt Trăng và khiến nó có quỹ đạo nghiêng 5 độ như hiện nay. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra Trái Đất và Mặt Trăng có cùng thành phần đồng vị, chứng tỏ cú va chạm rất mạnh đã làm bốc hơi Theia và phần lớn Trái Đất. Hơi nước dày đặc từ cú va chạm hình thành một đám mây lớn hơn Trái Đất ngày nay 500 lần. Đám mây bao gồm các vật liệu từ Trái Đất và Theia, nó sau đó nguội đi và hình thành Mặt Trăng. (
XEM THÊM)
Mặt Trăng có thể hình thành từ Trái Đất sau một cú va chạm mạnh. Ảnh: Dan Kitwood.
Các đại lượng đo lường cơ bản sẽ thay đổi vào năm 2018
Đến cuối năm 2018, “một kilogram” sẽ không còn có ý nghĩa như chúng ta vẫn đang sử dụng nữa và không chỉ vậy, các đơn vị đo lường chuẩn khác cũng sẽ có một bản cập nhật mới, lần đầu tiên trong gần 60 năm trở lại đây. Hiện tại, khối lượng của “một kilogram” được định nghĩa bởi một vật thể quy chuẩn duy nhất: một khối rắn gồm 90% platinum và 10% iridi, nằm trong một két an toàn tại Pháp. Nó được đặt tên là Nguyên mẫu Kilogram Quốc tế - International Prototype Kilogram (IPK) hay “Le Grand K” theo tiếng Pháp. (
XEM THÊM)
Một bản sao của IPK.