Tham dự Đại hội thi đua yêu nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lần thứ IV tổ chức tại Hà Nội ngày 3/10 còn có Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và hơn 300 gương điển hình tiêu biểu đại diện cho hơn 3.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ KH&CN.
Thành tựu cụ thểPhát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, trong nhiều năm qua ngành KH&CN Việt Nam đã nỗ lực thi đua và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Có những sản phẩm KH&CN mang tầm Khu vực và thế giới như sản xuất vắc xin, ghép tạng, giàn khoan tự nâng 90m
2 nước, 120m
2 nước... làm chủ và thiết kế và tự thi công xây dựng nhà máy nhiệt điện hàng đầu trong khu vực, làm chủ các vệ tinh viễn thông và vệ tinh viễn thám, có nhiều sản phẩm trong công nghiệp và an ninh quốc phòng…
Ở giai đoạn 2011-2015, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Bộ KH&CN đã tập trung, nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu trình Trung ương, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới về KH&CN, tạo điều kiện để đổi mới toàn diện hoạt động KH&CN với 184 văn bản được ban hành, trong đó có 02 Luật; 29 Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 153 văn bản cấp Bộ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, phong trào thi đua đã có tác động tích cực đến công tác quản lý và phát triển doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN đã từng bước tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách cho việc hoạt động của doanh nghiệp KH&CN và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp KH&CN hoạt động có hiệu quả. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chủ động tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ hoặc được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để đổi mới công nghệ.
"Bộ KH&CN cũng đã quan tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ để làm cầu nối, gắn kết hoạt động KH&CN với sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng thúc đẩy cung cầu công nghệ, gia tăng số lượng và giá trị các giao dịch, mua bán công nghệ giữa doanh nghiệp với viện, trường. Giá trị giao dịch công nghệ của 3 sàn giao dịch chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng giai đoạn 2010-2014 là 432,5 tỷ đồng và 99 triệu USD" - Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu.
Về các thành tựu trong hoạt động KH&CN, Bộ trưởng Nguyễn Quân vui mừng thông báo, cách đây ít ngày tổ chức SHTT thế giới đã công bố xếp hạng về
Chỉ số đổi mới sáng tạo (đánh giá về trình độ công nghệ của 141 Quốc gia) năm 2015, Việt Nam xếp thứ 52 trên thế giới, trong ASEAN. Trong khu vực, Việt Nam sếp thứ 3 chỉ sau Singapore và Malaysia, đặc biệt hơn nữa trong số 31 quốc gia có mức độ thu nhập trung bình thấp dưới 4.000 USD, Việt Nam đứng thứ 2 sau nước Cộng hòa Mondova (nước Cộng hòa của Liên xô cũ).
“Mặc dù kinh phí dành cho hoạt động KH&CN tính trên đầu người của Việt Nam thấp nhất trong khu vực, nhưng với nỗ lực của những người làm khoa học và sự chung tay của cộng đồng, của xã hội, sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, KH&CN bước đầu có được những thành tựu đáng ghi nhận, đạt được nhiều thành tựu to lớn ngang tầm khu vực và thế giới, đây chính là niềm tự hào của những người làm khoa học Việt Nam” - Bộ trưởng nhận định.
Nghe toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Quân tại Đại hội thi đua yêu nước Bộ Khoa học và Công nghệ lần thứ IV.
Thi đua phải mở đường cho sáng tạoGhi nhận những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua của Bộ KH&CN, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao nỗ lực đổi mới cơ bản, toàn diện của Bộ KH&CN trong quản lý KH&CN, tạo môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; đặc biệt là việc tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu đã làm giảm thiểu các gánh nặng hành chính cho người làm khoa học; …
Phó Chủ tịch nước khẳng định mặc dù điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp, quy mô và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta còn thấp, nhưng trình độ nghiên cứu và sản phẩm KH&CN Việt Nam trong một số lĩnh vực đã tiếp cận được tiêu chuẩn của khu vực và thế giới, kết quả ứng dụng KH&CN đã góp phần rõ rệt thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. KH&CN đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước phát triển và hội nhập.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cũng nêu thực trạng năng suất lao động của Việt Nam hiện thấp nhất trong khu vực, khoảng cách phát triển KH&CN của nước ta với khu vực và thế giới còn lớn. Vì vậy, trong giai đoạn 2016-2020, phong trào thi đua của Bộ KH&CN phải được cụ thể hóa bằng những con số, tiêu chí cụ thể. Trong đó tập trung vào các phong trào thi đua có tính chất mở đường cho phát triển KH&CN, mở đường cho sáng tạo, phát minh.
Theo Phó Chủ tịch nước, phong trao thi đua cần khơi nguồn lực cho KH&CN thông qua việc huy động tiềm lực của các tập đoàn, doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học và thực hiện thành công chính sách liên kết 4 nhà, gắn KH&CN với nhà sản xuất, kinh doanh, làm tăng hàm lượng giá trị KH&CN trong mọi hoạt động để làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm vụ của công tác thi đua trong thời gian tới. "Phải xác định rõ mục đích, tiêu chí của các phong trào thi đua trên cơ sở bám sát chiến lược, kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ; nghiêm túc tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm về kết quả phong trào; hướng tới phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước và tiềm năng lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức" - Phó Chủ tịch nước phát biểu.
Hội nghị cũng được nghe một số tập thể cá nhân điển hình của Bộ KH&CN báo cáo kết quả hoạt động trong lĩnh vực phụ trách về những đóng góp của họ cho nền KH&CN nước nhà.