Phần mềm độc hại hiện có thể tấn công được cả máy ảoKhi đang cố gắng mở khóa một phần mềm độc hại đính kèm tập tin tài liệu với macro, Caleb Fenton – nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật SentinelOne Caleb (Mỹ) đã phát hiện rằng, tin tặc đã phát triển được công nghệ mới cho mã độc. Đó là nó sẽ từ chối hoạt động khi phát hiện hệ thống không có thật.
Ông Fenton cho biết, phần mềm độc hại tự kiểm tra xem địa chỉ IP đó có giống với nhà cung cấp bảo mật hoặc sandbox – một dạng phần mềm ảo hóa cho phép các phần mềm hoạt động trong môi trường ảo đã được cách ly. Nếu đúng, nó sẽ chấm dứt hoạt động. Được biết, các phần mềm độc hại gần đây thường tận dụng macro trên tài liệu Word để tấn công người dùng. Chúng thường được ngụy trang như một số tài liệu quan trọng, và sẽ yêu cầu nạn nhân kích hoạt các macro để xem nội dung. (
XEM THÊM)
Facebook gian lận các nhà quảng cáo video suốt 2 năm quaTheo Wall Street Journal, Facebook đã nói khống khoảng 80% thời lượng trung bình mà người dùng bỏ ra để xem mỗi video trên mạng xã hội này. Theo đó, tổng thời gian xem video được Facebook tính là tổng tất cả dù chỉ 1,2 hay 3 giây, nhưng họ lại chỉ chia cho tổng số người xem video trên 3 giây, dẫn đến sai lệch số liệu theo hướng tăng cao so với thực tế.
Trong tuyên bố của mình, Facebook cũng xác nhận vấn đề này và cho biết họ cần công khai thông tin tới toàn bộ khách hàng. Song Facebook không gửi kèm lời xin lỗi nào tới các đối tác trong tuyên bố này. (
XEM THÊM)
Facebook đã gian lận khách hàng trong 2 năm qua.
Startup Việt nhận gói hỗ trợ 1 tỷ đồng từ Facebook“Rada” là ứng dụng tìm kiếm dịch vụ theo địa điểm, bao gồm nhiều lĩnh vực như: y tế, thực phẩm, sửa chữa... . Rada được phát triển bởi 3 lập trình viên là Mã Hoàng Hải - CEO, Hoàng Văn Hậu - CTO và Tạ Quang Thái. Ứng dụng Rada được giới thiệu lần đầu vào tháng 12/2015, khi đó chỉ tập trung hỗ trợ kết nối nhu cầu về dịch vụ cứu hộ, sửa xe máy.
Sau đó, Rada mở rộng thành ứng dụng tìm kiếm dịch vụ theo địa điểm, bao gồm nhiều lĩnh vực như sửa thiết bị gia đình, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, xây dựng, điện nước, giúp việc, cứu hộ, làm đẹp… Khoản tiền trên không bao gồm tiền mặt, tất cả được quy đổi dưới hình thức được sử dụng các dịch vụ do Facebook và các đối tác cung cấp. (
XEM THÊM)
Nữ sinh 16 tuổi phát minh ra hạt siêu thấm nướcSử dụng vỏ cam và vỏ trái bơ, Kiara Nirghin - 16 tuổi, người Nam Phi – đã chế tạo ra một loại hạt thấm (SAP) có khả năng tích trữ nước nhiều hơn trọng lượng của nó tới vài trăm lần.
Phát minh này đã được giành giải thưởng của Hội chợ khoa học Google tổ chức tại khu vực Trung Đông và châu Phi với sản phẩm dự thi có tên “Không còn những mùa vụ khô khát nữa”.
Nhờ sáng chế của Kiara, nông dân Nam Phi có thể duy trì nước tưới cho mùa vụ của họ với chi phí thấp nhất. Không những thế, loại SAP do Kiara Nirghin tạo ra còn có lợi ích bền vững môi trường khi sử dụng các sản phẩm là đồ bỏ đi được tái chế và có khả năng tự phân hủy sinh học. (
XEM THÊM)
Nữ sinh Kiara Nirghin tại Hội chợ khoa học của Google.
Microsoft giới thiệu giải pháp xây dựng đô thị thông minh tại Vietnam ICT Summit 2016Tại diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT Summit 2016) ngày 24/9, Microsoft đã giới thiệu về giải pháp “CityNext” – giải pháp toàn diện, cung cấp tầm nhìn, nền tảng và công nghệ để xây dựng đô thị thông minh. Theo đại diện của Microsoft, bộ giải pháp toàn diện CityNext tạo khả năng kết nối từ Cloud OS – giải pháp đám mây của Microsoft hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng và phát triển đám mây riêng, kết nối đám mây công cộng, xử lý và phân tích hệ thống siêu dữ liệu - đến các bộ sản phẩm năng suất cao và hợp tác tối ưu dành cho máy trạm (client). Có thể coi đây là xương sống, giúp chuyển đổi kỹ thuật số cho các thành phố và các đơn vị hành chính công, nhằm hỗ trợ giải quyết tốt những bài toán giấy tờ và dịch vụ tại đơn vị hành chính. (
XEM THÊM)
Việt-Ấn chuyển giao công nghệ đóng tàu gần 100 triệu USDTheo hãng tin UPI của Mỹ, hãng đóng tàu L&T của Ấn Độ đã đạt được hợp đồng 99,7 triệu USD đóng 12 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam. Bản hợp đồng đạt được hôm 22/9 giữa Việt Nam và L&T bao gồm thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ, thiết bị cho Việt Nam thực hiện các lô hàng kế tiếp sau khi L&T hoàn thành hợp đồng.
Tổng giám đốc L&T là ông B. Kannan cho hay hợp đồng này gồm 12 chiếc, dự kiến bàn giao sau 30 tháng. Ông hy vọng hai bên sẽ sớm đạt được sự thống nhất về mẫu thiết kế trong vòng 6 tháng tới. (
XEM THÊM)
Mô hình tàu ngầm tuần tra của Ấn Độ.
Bồ câu có thể biết đọc nếu được dạyMột nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Otago cho thấy, bồ câu (Columba livia) có thể được huấn luyện để biết được một số từ. Cụ thể, các nhà khoa học đã huấn luyện 4 con chim bồ câu thông minh nhất để chúng có thể biết sự khác nhau giữa các từ và các ký tự.
Trong thí nghiệm, chim boog cầu được huấn luyện để mổ vào những từ tiếng Anh bốn chữ cái khi chúng hiện lên màn hình hoặc mổ vào một biểu tượng ngôi sao khi 4 chữ cái của ký tự bị hoán đổi. Đến cuối nghiên cứu, những con chim bồ câu đã học để phân biệt được 26 – 58 từ và hơn 8000 ký tự không phải từ. (
XEM THÊM)
Chim bồ câu (Columba Livia) được huấn luyện để phân biệt các từ và phi từ. Ảnh: Damian Scarf / University of Otago.
Thiết bị có thể đọc được cảm xúc của con người
Nhóm
nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy
tính (CSAIL) của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ chế tạo thiết bị có
thể đọc cảm xúc của con người mà không cần dựa vào lời nói hay hành động
của họ.
Thiết bị được đặt tên là EQ-Radio, phát ra tín hiệu vô tuyến lên cơ
thể đối tượng, sau đó các cảm biến sẽ thu nhận tín hiệu phản xạ để ghi
lại thông tin về hơi thở và nhịp tim của họ.
Bằng cách sử dụng thuật
toán phân tích những dữ liệu này, EQ-Radio có thể xác định những thay
đổi nhỏ trong các khoảng nhịp tim. Qua đó, nó có thể dự đoán đối tượng
đang hạnh phúc, buồn rầu, tức giận hay kích động với độ chính xác 87%.
(
XEM THÊM)
Nhóm nghiên cứu phát triển thiết bị EQ-Radio có khả năng đọc cảm xúc của con người. Ảnh: Jason Dorfman.