Sáng 7/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh thông điệp xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt đến khoa học cơ bản tại Hội thảo Khoa học cơ bản và xã hội trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2016.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng cho biết Khoa học cơ bản là động lực cho phát triển bền vững, giúp Việt Nam vươn lên thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo khoa học cơ bản và xã hội. Ảnh: Đình Chính "UNESCO đã xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực
để
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong chương trình nghị sự tới
2030 của Liên Hợp Quốc. Có ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ nên tập trung
vào nghiên cứu ứng dụng còn nghiên cứu cơ bản là việc của các nước phát
triển nhưng chính phủ Việt Nam luôn xuyên suốt quan điểm khoa học cơ bản
là nền tảng cần chú trọng đầu tư. Đầu tư cho khoa học cơ bản là đầu tư
cho nền móng, đầu tư cho tăng cường tiềm lực quốc gia" - ông Vũ Đức Đam
khẳng định.
Phó Thủ tướng cho biết sau khi giành độc lập, chính phủ cho thành lập
nhiều khoa cơ bản trong trường đại học. Trong chiến tranh, chính phủ
chọn và cử nhiều sinh viên xuất sắc đi học các ngành khoa học cơ bản.
Thời kỳ đổi mới, từ những năm 90, chính phủ đã triển khai chương trình
nghiên cứu cơ bản, hỗ trợ cán bộ khoa học, hỗ trợ nhiều đề tài nghiên cứu về vật
lý, toán học, khoa học về Trái đất, khoa học về con người…
>> Nghe toàn văn phát biểu quan trọng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội thảo Khoa học cơ bản và xã hội trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ Việt Nam 2016 đang diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định)Audio toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị
"Dù
còn nhiều khó khăn về ngân sách nhưng Việt Nam đã không ngừng gia tăng
đầu tư về nghiên cứu cơ bản. So với năm 2000, năm vừa rồi, ngân sách
dành cho nghiên cứu đã tăng gấp 10 lần. Quỹ Phát triển và Khoa học công
nghệ quốc gia cũng giành phần lớn tài trợ cho các công trình nghiên cứu
khoa học cơ bản. Không chỉ đầu tư về vật chất, khoa học nói chung và
khoa học xã hội được tôn vinh ở Việt Nam. Không chỉ đầu tư về vật chất, khoa học nói chung và khoa học cơ bản nói
riêng được tôn vinh ở Việt Nam. Những giải thưởng cao quý nhất như Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước về khoa học được giành cho các
công trình nghiên cứu về khoa học, các nhà khoa học xuất sắc. Gần đây,
Bộ Khoa học & Công nghệ đã trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các công
trình nghiên cứu về khoa học cơ bản".
"Ngày càng nhiều chương trình, hoạt động nhằm khơi dậy niềm đam mê khoa
học của con trẻ, giới trẻ. Tôi đã có dịp tham dự Ngày hội STEM, được
thấy ánh mắt long lanh, nụ cười hạnh phúc của em nhỏ. Đặc biệt, phụ
huynh của các em cũng rất phấn khởi và nhiều người thậm chí có hành động
giống trẻ em. Khoa học và Công nghệ nhất là công nghệ thông tin đang
làm thay đổi thế giới. Không có khoa học cơ bản, không thể có những công
nghệ như vậy. Chẳng hạn, GPS không thể có được nếu không có thuyết tương
đối của Einstein. Tôi đã đọc ở đâu đó nhà vật lý Hà Lan Cashmier có nói:
“Không có một tiến bộ nào của thế kỷ 20 mà không mắc nợ khoa học cơ
bản”. Từ việc đảm bảo an ninh lương thực, tiến bộ y học để duy trì sự
sống tới bảo vệ môi trường, tất cả đều dựa trên phát minh bắt nguồn từ
khoa học cơ bản" - Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (phải), Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh (thứ hai từ phải sang), các nguyên Bộ trưởng KH&CN Đặng Hữu (thứ ba từ phải sang) và Nguyễn Quân (trái) tại hội nghị. Ảnh: Đình Chính.
Theo ông Vũ Đức Đam, thành
tựu khoa học là di sản chung của nhân loại và tham gia làm giàu cho di
sản ấy là vinh dự và trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi người.
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam nói chuyện với các nhà khoa học uy tín thế giới
tại khuôn viên Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành
(ICISE). Ảnh: Đình ChínhTrước đó, phát biểu tại hội thảo, GS Trần Thanh Vân đã có phát biểu cảm ơn lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Bình Định và đặc biệt các nhà khoa học danh tiếng trên thế giới đã tới Bình Định tham gia hội thảo, cùng chung mong muốn thúc đẩy phát triển khoa học Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và địa phương.
GS Trần Thanh Vân. Ảnh: Đình Chính. Đầu giờ sáng, trước khi diễn ra Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, GS Trần Thanh Vân, 05 GS đoạt giải Nobel, GS Ngô Bảo Châu và các nhà khoa học uy tín thế giới đã tham gia trồng cây tại khuôn viên Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành (ICISE).
Theo thông báo từ Ban tổ chức, GS Carlo Rubbia - Nobel Vật lý năm 1984 - vì lý do sức khỏe đã không thể sang Việt Nam tham dự chương trình Gặp gỡ Việt Nam. 5 nhà khoa học đạt giải Nobel quốc tế khác đã có mặt tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) gồm Giáo sư David Jonathan Gross - Nobel Vật lý 2004, Giáo sư Jerome Isaac Friedman - Nobel Vật lý 1990, Giáo sư Kurt Wüthrich - Nobel Hóa học năm 2002, Giáo sư Jean Jouzel - Nobel Hòa bình năm 2007, Giáo sư Finn Erling Kydland - Nobel Kinh tế 2004.
|