Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra công nghệ thang máy vũ trụ cung cấp cáp treo nối giữa Trái Đất và trạm vũ trụ; hãng Starship Technologies bắt đầu triển khai robot giao đồ ăn tại 4 thành phố lớn của châu Âu...

Phát hiện loài gừng mới ở Quảng Ngãi

Các nhà khoa học Viện Sinh học nhiệt đới vừa công bố loài thực vật thuộc họ gừng ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Loài mới được tìm thấy ở độ cao từ 70 đến 670 m so với mực nước biển tại núi Dầu. Chúng là gừng Skornickova, tên khoa học là Zingiber skorkickovae N.S. Lý. Chi gừng (Zingiber Mill.) có khoảng 144 loài, phân bố khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Tại Việt Nam có khoảng 31 loài được biết, bao gồm cả loài mới phát hiện trên. (XEM THÊM)

Cây và cụm hoa loài Zingiber skornickovae N.S. Lý. Ảnh: Lý Ngọc Sâm
Cây và cụm hoa loài Zingiber skornickovae N.S. Lý. Ảnh: Lý Ngọc Sâm

Viettel hỗ trợ Đà Nẵng xây dựng "Thành phố thông minh"

Sáng 9/7, tại TP. Đà Nẵng, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã ký kết biên bản ghi nhớ về dự án “Xây dựng thành phố thông minh” với UBND TP. Đà Nẵng. Theo đó, trước mắt, Tập đoàn sẽ hỗ trợ TP Đà Nẵng việc ứng dụng CNTT-TT toàn diện trong lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo. Dự kiến quý II/2017, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng với 2 lĩnh vực đã chọn, từ đó làm tiền đề mở rộng phạm vi triển khai “Thành phố thông minh” của Đà Nẵng đến năm 2020. (XEM THÊM)

Triển khai robot giao đồ ăn tại 4 thành phố lớn

Tháng này, hãng Starship Technologies bắt đầu triển khai robot chuyển phát 6 bánh tại 4 thành phố lớn của châu Âu là Luân Đôn (Anh), Bern (Thụy Sỹ), Humburg và Dusseldorf (Đức). Các robot này sẽ được sử dụng bởi hai dịch vụ giao đồ ăn, Just Eat và Pronto, tại các khu vực này và tập đoàn Metro Group. Starship hy vọng công nghệ mới có thể giảm cả thời gian và chi phí liên quan đến chuyển phát. Robot đã được thử nghiệm hơn 5.000 dặm, phục vụ hơn 400.000 người. Tới nay, chưa có tai nạn nào được báo cáo. (XEM THÊM)


Mặt trăng Titan của sao Thổ có thể tiềm ẩn sự sống

Giới nghiên cứu cho rằng mặt trăng Europa của sao Mộc và mặt trăng Enceladus của sao Thổ là hai ứng cử viên hàng đầu tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Cornell, Mỹ, lại tìm hiểu Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, để xem nơi đây có chứa các chất tiền sinh học hỗ trợ cho sự sống hay không. Mặt trăng Titan có đường kính khoảng 5.100 km, là nơi rất lạnh do ở cách Mặt Trời 1,4 tỷ km. Bề mặt của nó chứa methane (CH4) và etan (C2H6) ở dạng lỏng. Khí quyển đậm đặc của mặt trăng này giống như một lớp sương mờ màu vàng, gồm chủ yếu là khí nitơ và methane. Đây là các chất tiền sinh học cần thiết cho sự sống phát triển. (XEM THÊM)

Mặt trăng Titan của sao Thổ có thể cho phép sự sống phát triển. Ảnh minh họa: Wordpress
Mặt trăng Titan của sao Thổ có thể cho phép sự sống phát triển. Ảnh minh họa: Wordpress

Mỹ xếp thứ năm trong chỉ số đáp ứng công nghệ số

Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa công bố chỉ số đo lường về một nền kinh tế sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tăng khả năng cạnh tranh và hạnh phúc. Singapore, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy là những quốc gia xếp vị trí từ thứ nhất đến vị trí thứ tư, tiếp theo là Mỹ với hạng thứ năm trên toàn cầu trong năm vừa qua. Nằm trong top 10 còn có sự xuất hiện của Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Luxembourg và Nhật Bản, theo thứ tự. Ngoài top 10, báo cáo nêu bật một số quốc gia đã có những cải thiện đáng kể trong năm qua. Ví dụ, Ý tăng 10 bậc lên vị trí thứ 45, Kuwait tăng từ 72 lên 61, trong khi Cộng hòa Slovak cải thiện vị trí của mình thêm 12 bậc. (XEM THÊM)

Áp dụng công nghệ vào cuộc sống sẽ giúp các quốc gia tăng trưởng tốt hơn.
Áp dụng công nghệ vào cuộc sống sẽ giúp các quốc gia tăng trưởng tốt hơn.

Nhật Bản: Tham vọng chế tạo thang máy lên vũ trụ

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Shizuoka đã tạo ra công nghệ thang máy vũ trụ mang tên Space Tethered Autonomous Robotic Satellite-Cube hay còn gọi là STAR-C. STAR-C được chế tạo dưới dạng một vệ tinh siêu nhỏ cung cấp cáp treo nối giữa Trái Đất và trạm vũ trụ quay theo quỹ đạo, cao bên trên bầu khí quyển. STAR-C sẽ được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và sau đó thả xuống từ Kibo, một khối khoang sở hữu bởi Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Khi bay trong vũ trụ, hai khối lập phương của STAR-C sẽ tách khỏi nhau để kiểm tra tính an toàn của dây cáp Kevlar. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có thí nghiệm nào thành công, nhưng không có nghĩa những ý tưởng này sẽ rơi vào quên lãng, nhất là đối với các nhà khoa học tại Nhật Bản. (XEM THÊM)

Ý tưởng thang máy lên vũ trụ.
Ý tưởng thang máy lên vũ trụ.

Xuất hiện máy lọc biến không khí thành trang sức

Với mục tiêu làm cho không khí trở nên trong sạch và an toàn, Daan Roosegaarde, nhà thiết kế người Hà Lan, đã chế tạo chiếc máy lọc không khí cao 7m mang tên Tháp chống khói bụi (Smog Free Tower). Chiếc máy trông giống tòa tháp này có khả năng hút khói bụi trong không khí từ phía trên đỉnh, sau đó giải phóng không khí sạch qua các lỗ thông ở 6 mặt. Nó có thể làm sạch 30.000 mét khối không khí mỗi giờ và chỉ tiêu thụ 1,4 kW năng lượng sạch. Không chỉ được thiết kế để làm sạch bụi khói, cỗ máy này còn có thể được sử dụng để tạo ra những món đồ trang sức. Hiện tại mẫu thử nghiệm máy lọc không khí này đang đặt tại Rotterdam, Hà Lan. Roosegaarde cũng đang lên kế hoạch triển khai chiếc máy tại Bắc Kinh, Mexico City, Paris và Los Angeles. (XEM THÊM)

Smog Free Tower to lớn như một tòa tháp. Ảnh: Studio Roosegaarde
Smog Free Tower to lớn như một tòa tháp. Ảnh: Studio Roosegaarde

Phát hiện thông điệp bằng mã Morse trên sao Hỏa

NASA vừa phát hiện ra những dấu hiệu kì lạ, các đụn cát đen trên sao Hoả có các dấu chấm và dấu gạch ngang tạo thành mã Morse. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện những hình thù này trên cát của sao Hỏa, nhưng nhờ có địa hình độc đáo, những cồn cát dài nằm ở phía nam cực bắc của hành tinh này đã cho thấy một cách chi tiết rõ ràng hơn so với bình thường. Nhưng các nhà khoa học đang cố gắng lý giải cách hình thành của những đụn cát mang mã Morse này. (XEM THÊM)

Những đoạn mã Morse bí ẩn trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA/JPL/University of Arizona
Những đoạn mã Morse bí ẩn trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA/JPL/University of Arizona