Lần đầu tiên trên thế giới, một bệnh nhân được chữa khỏi HIV, mở ra tương lai mới; Dự án khởi nghiệp gạo sạch của anh nông dân Út Tiếng đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp là những tin mới đáng chú ý chiều ngày 3/10.
Việt Nam chế tạo thiết bị giám sát các nguồn phóng xạ di động
Trước tình trạng mất nguồn phóng xạ ở nhiều nơi, tiềm ẩn nguy cơ xấu tới đời sống người dân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt hàng Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì thiết kế chế tạo hệ thống giám sát nguồn phóng xạ từ tháng 10/2014. Sau hai năm thực hiện, nhóm thực hiện đề tài "Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực", tạo ra sản phẩm là hệ thống quản lý và giám sát nguồn phóng xạ di động (BKRAD)
Với chức năng cảm biến - truyền thông - cảnh báo, hệ thống BKRAD giúp người dùng giám sát từ xa nhanh nhất về vị trí cũng như trạng thái hoạt động của nguồn phóng xạ. (
XEM THÊM)
10 thiết bị giám sát nguồn phóng xạ do các nhà nghiên cứu Đại học Bách Khoa bàn giao. Ảnh: Hương Lê.
Anh nông dân Hòa Bình giành giải Nhất cuộc thi “Nông dân với CNTT 2016"
Cuộc thi “Nông dân với CNTT” lần đầu tiên được tổ chức để tìm kiếm và tôn vinh những nông dân có kỹ năng sử dụng, ứng dụng hiệu quả CNTT trong sản xuất nông nghiệp, qua đó đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong nông nghiệp, nông thôn trên toàn quốc, đẩy mạnh việc phát triển nền “nông nghiệp thông minh”. Cuộc thi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khởi xướng và chủ trì tổ chức, được sự bảo trợ của các Bộ Thông tin & Truyền thông, KH&CN, NN&PTNT.
Anh nông dân Bùi Văn Xuân đến từ tỉnh Hòa Bình đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi và được tôn vinh trong đêm trao giải 2/10. (
XEM THÊM)
Anh Bùi Văn Xuân nhận giải Nhất cuộc thi. Ảnh: M.T
Gạo sạch Tâm Việt giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp
Dự án khởi nghiệp gạo sạch của anh nông dân Út Tiếng (Võ Văn Tiếng, tỉnh Đồng Tháp) đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM (BSA) tổ chức.
Ngoài dự án đạt giải nhất, cuộc thi Dự án khởi nghiệp năm nay còn thu hút được rất nhiều dự án tiềm năng và có khả năng ứng dụng rất lớn. Cụ thể: Mô hình nuôi heo rừng của anh Đào Phan Dinh đến từ Đồng Tháp (giải Nhì); Dự án máng ăn cho heo tự đồng của nhóm sinh viên ĐH bách khoa Đà Nẵng (giải Nhì); Dự án kinh doanh người giữ rừng của chị Trịnh Thị Ngọc Liên đến từ Bến Tre… (
XEM THÊM)
Gạo sạch Tâm Việt của Võ Văn Tiếng tại cuộc thi. Ảnh: Hà Thế An.
U thận khổng lồ
Ngày 3-10, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết nơi đây vừa phẫu thuật loại bỏ thành công cho bệnh nhân Tạ Thị U., (61 tuổi, ngụ Cà Mau) bị u thận khổng lồ. Bà U. bị đau tức nửa bụng bên phải trên 1 năm qua nhưng đi khám nhiều nơi không phát hiện ra bệnh. Ngày 30-9 bệnh nhân được phẫu thuật và sau 3 giờ các bác sĩ đã lấy ra khối bướu thận có kích thước 12 cm và nặng 850g. Sau mổ 4 ngày, người bệnh đã phục hồi hoàn toàn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo có khoảng 30% người bệnh ung thư thận có triệu chứng đau tức bụng, tiểu máu. Tuy nhiên khi có các triệu chứng này, ung thư đã ở giai đoạn muộn. Đa số bệnh thường gặp ở độ tuổi 60 – 70. (
XEM THÊM)
Khối u thận khổng lồ trong bụng bệnh nhân
Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án KaWaTech huyện Đồng Văn
Sáng 3.10, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nghiên cứu triển khai thực hiện công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở khu vực thuộc Công viên ĐCTC CNĐ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” (gọi tắt là KaWaTech).
Dự án KaWaTech do Viện KHĐC&KS chủ trì, bắt đầu triển khai từ tháng 2.2014. Dự án được các chuyên gia Đức đầu tư máy móc và chuyển giao công nghệ cấp nước không dùng điện theo công nghệ mới (PAT); Bộ KH&CN hỗ trợ trên 3 tỷ đồng; tỉnh đối ứng nguồn vốn trên 50 tỷ đồng. (
XEM THÊM)
Kiểm tra tiến độ thực hiện các hạng mục dự án KaWaTech tại trạm thủy điện Xéo Hồ, xã Thài Phìn Tủng
Phát hiện ngà voi ma mút khổng lồ 10.000 năm tuổi
Theo Siberiantimes, nhóm công nhân khai thác dầu tình cờ tìm thấy dấu vết voi ma mút khi đang làm việc tại khu vực cách thị trấn Nyagan, thuộc khu Khanty-Mansi, Nga, khoảng 50 km. Theo chuyên gia cổ sinh vật học làm việc ở Bảo tàng thiên nhiên và con người Khanty-Mansiysk, Anton Rezvy cho biết những hoá thạch tìm thấy thuộc về một con voi cái, chết khi khoảng 30-40 tuổi và sống cách đây ít nhất 10.000 năm. (
XEM THÊM)
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có người được chữa khỏi HIV
Căn bệnh thế kỷ HIV sắp bị con người đánh bại lần đầu tiên trong lịch sử, khi mà một người đàn ông 44 tuổi đến từ nước Anh đã được chữa khỏi.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ 5 trường Đại học hàng đầu của Vương quốc Anh, đã tiến hành thử nghiệm phương pháp chữa trị HIV mới trên 50 bệnh nhân. Phương pháp mới này có 2 giai đoạn chính, đầu tiên là tiêm vào một loại vắc-xin để giúp cơ thể nhận biết các tế bào bị nhiễm HIV. Tiếp đó là tiêm vào một loại thuốc có tên Vorinostat để kích hoạt các tế bào T không hoạt động. Nhờ đó hệ thống miễn dịch có thể tự nhận biết và loại bỏ hoàn toàn các tế bào nhiễm virus HIV. (
XEM THÊM)
Kỹ sư Nhật biến gió bão thành điện
Kỹ sư Atsushi Shimizu đến từ Viện nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản, là nhà phát minh turbin sử dụng gió bão đầu tiên trên thế giới. Đây sẽ là turbin thông minh để khai thác sức mạnh to lớn của các cơn bão dưới dạng năng lượng tái tạo. kỹ sư người Nhật đã nghiên cứu thành công một loại turbin gió làm giảm mức độ nguy hiểm của bão và biến nó thành năng lượng điện. Nếu nghiên cứu này thành công, mỗi cơn bão có thể biến thành điện năng cho cả nước Nhật dùng trong 50 năm. (
XEM THÊM)
Kỹ sư Atsushi Shimizu giới thiệu về sáng chế mới của mình