Nhóm cung cấp giải pháp xử lý trực tiếp tuyến đầu dịch bệnh: với hơn 17 dự án/startup, bao gồm sản xuất các loại test kit, thiết bị khử khuẩn (Satitech, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Viện NIDQC); thiết bị đo thân nhiệt (Combros, EyeQ); nền tảng in 3D thiết bị y tế (Vulcan Augmetics, Digman); Robot chăm sóc người bệnh và chuyển hàng (OhmniLabs, Bệnh viện TW Huế, MultiGlass); bản đồ theo dõi lây nhiễm và thông tin điều hành (Got-it, Inspiron, nCoV 4 on board, Kompa, Viện NIOEH, Chatbot); hệ thống cảnh báo và khám chữa bệnh từ xa (Deepcare Vietnam).
Nhóm cung cấp giải pháp hỗ trợ người chịu ảnh hưởng của cách ly/hoặc giúp cộng đồng hạn chế đi lại: với 16 startup/doanh nghiệp, bao gồm Hỗ trợ tìm thợ và tìm việc (Webuild, LTVAI, Worksvn); Giáo dục trực tuyến (ELSA speak, eJOY, Edu2Review, Acabiz, WeWe..); Mua sắm trực tuyến (Foodhub, Foodmap); Giao hàng và quản lý lưu trú (Mantan, Dichung, Drone Pro…); Công nghệ y tế (MedProve, MED247, JioHealth)
Nhóm cung cấp giải pháp hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch: với 13 startup/doanh nghiệp, gồm nhiều hoạt động như quản trị doanh nghiệp (Base, KPIBSC, SlimSoft); quản lý vận tải (Abivin, Anvui); họp trực tuyến (Gostream); hỗ trợ bán hàng và telesales (Kiot Viet, Telepro, Ecomfit); hỗ trợ chuyển giọng nói (Vbee), công nghệ thực tại ảo (360 VR Tourzy, Fire Coals); đào tạo (Imentor)
Theo các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp, đây là tín hiệu tích cực cho thấy cộng đồng khởi nghiệp có thể tương trợ lẫn nhau và linh hoạt đưa ra những giải pháp thích nghi với những tình huống khó khăn bất ngờ.
Ngoài những startup/dự án kể trên, còn có rất nhiều cộng đồng doanh nghiệp và nhà nghiên cứu đang triển khai những ý tưởng mới cho việc ứng phó với dịch bệnh, chẳng hạn cộng đồng hỗ trợ làm việc từ xa Vietnam Remote Workforce, cộng đồng Lực lượng kỹ sư Việt chống nCOV,...