Hội thảo được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzymevà Protein
Ngày 16/11, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã tổ chức hội thảo “Từ Gene tới Protein lần II: Nghiên cứu cơ bản định hướng phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học”.
Được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein, hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi về những tiến bộ mới trong lĩnh vực này.
Theo thông tin
được chia sẻ trên trang chủ Đại học Khoa học Tự nhiên, tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo về các vấn đề như “Tìm kiếm enzyme mới từ vi nấm ưa điều kiện khắc nghiệt” (PGS.TS. Vũ Nguyên Thành, Viện Công nghiệp thực phẩm, Bộ Công thương), “Giải trình tự gene thế hệ mới trong nghiên cứu phân tử một số bệnh hiếm gặp tại Viện Nghiên cứu hệ gene” (GS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu hệ gene), “Hệ thống biểu hiện protein tái tổ hợp trong Bacillus subtilis và tiềm năng ứng dụng” (PGS.TS. Nguyễn Đức Hoàng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM)... Bên cạnh đó, PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, Đại học KH&CN Hồng Kông trình bày báo cáo “High-throughput assays for miRNA biogenesis enzyme mechanisms”.
Được thành lập tháng 5/2013, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein là một trong số 17 phòng thí nghiệm trọng điểm được Bộ KH&CN phê duyệt trong Dự án xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
Sau 20 năm, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein đã điều tra được một số hợp chất từ nguồn thực vật, vi sinh vật có khả năng điều hòa hoạt động của một số enzyme và có tiềm năng sử dụng làm thuốc (chống tiểu đường, béo phì); phát hiện được một số protein chứa lectin có tiềm năng ứng dụng trong nhân dạng vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.Trong bối cảnh y học chính xác đang trở thành xu thế, họ cũng đã phát hiện được nhiều loại đột biến gen gây bệnh ở người (cơ não, ung thư) và nhiều đặc trưng đa hình trong hệ gen của người Việt Nam.
Hà Thi