Nhà khoa học lý giải về việc dùng lưu huỳnh làm bóng nhãnThông tin nhiều người dân Hưng Yên dùng lưu huỳnh xông để làm bóng nhãn lồng đã làm cho giá cả đang giảm sâu kỷ lục từ 14.000 – 15.000 đồng/kg. Theo các hộ gia đình trồng nhãn theo tiêu chuẩn VIETGAP, từ khi trồng tới khi thu hoạch, đóng thùng chuyển đi đều được cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về Công nghệ sinh học và thực phẩm) cho rằng, việc dùng lưu huỳnh để sấy hoa quả nói chung, hay nhãn nói riêng đã được các nước trên thế giới và Việt Nam áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, khi sử dụng phải theo tiêu chuẩn, liều lượng nhất định. Phương pháp sinh thiết hóa khô và chất lưu huỳnh được phép dùng trong công nghệ thực phẩm. (
XEM THÊM)
Nông dân xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thu hoạch nhãn Miền Thiết với mẫu mã tự nhiên rất đẹp (Ảnh: Người lao động)
Học sinh Huế chế tạo mũ bảo hiểm ngăn ngừa tai nạn giao thông
Em Trần Đăng Khoa, học sinh trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế đã chế tạo thành công “Mũ bảo hiểm thông minh” dành cho lái xe có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, nhằm giảm thiểu rủi ro do tai nạn gây ra. Chiếc mũ bảo hiểm này có nhiều tính năng ưu việt như: Tự động phát hiện và ngăn chặn người say rượu lái xe, tự động bắt buộc người lái xe phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chống mất cắp, chống ngủ gật, hệ thống kiểm soát tốc độ và nhắc nhở bật tắt đèn chiếu sáng. Đặc biệt, sau khi được kết nối hệ thống, tài xế có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép đội mũ bảo hiểm của Khoa đều không thể nổ xe máy như thường lệ.
Thầy Hoàng Minh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài cho biết, ý tưởng mũ bảo hiểm của Khoa rất nhân văn và thiết thực. Mới đây, sáng chế “Mũ bảo hiểm thông minh” của Khoa được Quỹ Hỗ trợ sáng tạo khoa học Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen. (
XEM THÊM)
Trần Đăng Khoa (học sinh lớp 12A1 trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) bên cạnh chiếc mũ bảo hiểm thông minh của mình.
Phần Lan lập kỷ lục 4G nhanh nhất thế giớiElisa, một nhà mạng đến từ Phàn Lan đã lập kỷ lục thế giới về mạng 4G với tốc độ 1,9 gigabit/s.Với tốc độ kỷ lục được thiết lập, người dùng 4G di động có thể tải về một bộ phim Blu-ray chỉ trong vòng 40 tới 45 giây. Hiện nay, Thụy Điển và Vương quốc Anh là 2 quốc gia có tốc độ kết nối di động 3G, 4G nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, Phần Lan đang muốn thiết lập lại bảng xếp hạng này. (
XEM THÊM)
Với tốc độ này, bạn có thể tải một bộ phim 10 GB trong vòng 40 giây. Ảnh: Thehackernews.
Thần đồng 16 tuổi tuyên bố tìm ra cách chữa ung thư vúKrtin Nithiyanandam ở Epsom, Surrey, Anh, thần đồng 16 tuổi cho biết cậu đã tìm ra phương pháp vô hiệu hóa cá gen sản xuất protein ID4 nhằm đưa bệnh ung thư về giai đoạn ít nguy hiểm hơn. Được biết, protein ID4 thực sự có khả năng ngăn chặn sự phân hoá của các tế bào gốc ung thư không biệt hóa.
Theo Krtin, phần lớn các loại ung thư đều có thụ thể trên bề mặt liên kết với các loại thuốc điều trị như Tamoxifen. Tuy nhiên, ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết không có thụ thể, dẫn đến tình trạng thuốc không có tác dụng. Tiên lượng đối với những phụ nữ mắc ung thư không biệt hóa (các tế bào mắc kẹt trong dạng tăng triển nguy hiểm) thường không khả quan. Vì thế, Krtin muốn phát triển phương pháp dựa trên nguyên tắc đưa ung thư về giai đoạn có thể điều trị được. (
XEM THÊM)
Krtin giành chiến thắng trong cuộc thi Google Science Fair khi mới 15 tuổi. Ảnh: Independent.
Mỗi ngày có 300 website Việt Nam bị tấn côngTại Việt Nam, theo thống kê của tập đoàn công nghệ Bkav, có hơn 40% website tồn tại lỗ hổng và mỗi ngày có khoảng 300 website bị tấn công. Trong đó, ghi nhận nhiều trang có tên miền .gov.vn của các cơ quan nhà nước, Chính phủ. Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTT, Bộ TT&TT cho biết, Các biện pháp bảo vệ, dù có hiện đại đến mức nào, cũng không thể bảo đảm an toàn mạng một cách tuyệt đối trong mọi tình huống. Ngay cả cơ quan chính phủ của những nước như Mỹ, Nhật Bản hay một số nước phát triển cũng vẫn bị tấn công.
Ông Dũng đề nghị, thời gian tới, các cơ quan, tổ chức một mặt cần kết hợp hài hòa các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật. Trong đó, tăng cường bổ sung kinh phí đầu tư các hệ thống, thiết bị kỹ thuật để bảo đảm ATTT mạng; mặt khác cần đào tạo, tập huấn, diễn tập bảo đảm ATTT; định kỳ kiểm tra, rà soát và khắc phục lỗ hổng, điểm yếu ATTT mạng trên các hệ thống thông tin của mình. (
XEM THÊM)
Theo thống kê của Bkav, ở Việt Nam mỗi ngày có khoảng 300 website bị tấn công. Ảnh minh họa
Vinh danh xích tùng cổ Yên Tử để có tiền cứu câyDự kiến, tháng 9 này, 37 cây đại, mai Yên Tử, đa, thị, sung và 233 cây xích tùng cổ khoảng 700 tuổi trên núi Yên Tử, sẽ được công nhận là cây di sản. Ý tưởng lập hồ sơ công nhận 233 cây xích tùng cổ và 37 loài cây khác trên Yên Tử là những cây di sản, xuất hiện khi các cây này chết dần mon dù có giải pháp cứu chữa nhưng không có kinh phí.
Ngoài việc rừng xích tùng cổ xứng đáng nằm trong danh sách cây Di sản Việt Nam, thì đây được coi là cách duy nhất hiện nay để cứu rừng đã kêu cứu từ nhiều năm nay. Trong 10 năm qua, dù đã có 2 đề án cứu chữa rừng xích tùng cổ nhưng không thành hiện thực do thiếu tiền. Vì thế, đã có 10 cá thể bị chết, số còn lại đều mục rỗng thân, cành, cụt ngọn,... do thời tiết và sâu bệnh. (
XEM THÊM)
Hàng xích tùng ở Yên Tử.
Nhà sáng chế "chân đất" với sản phẩm máy hút sâu chèÔng Nguyễn Văn Hoàn (Thôn Tiền Phong, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) là nhà sáng chế chân đất với những cải tiến máy móc đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Sau 6 tháng nghiên cứu, ông Hoàn đã cho ra mắt chiếc máy hút sâu chè với 5 bộ phận là ống hút, bầu lưới, trục máy, giá đỡ, cánh quạt. Khi khởi động, cánh quáy tạo ra luồng gió lớn hút sâu vào bầu lưới. Mỗi ngày chiếc máy hút sâu chè có thể hút được sâu trên diện tích nửa ha chè, tiêu thụ khoảng 2,5 lít xăng. (
XEM THÊM)
Nông dân xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thu hoạch chè. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)