Từ giữa 2017, các phi công trong nước và nước ngoài sẽ được đào tạo tại Việt Nam; trong 6 tháng đầu năm, 2 triệu thuê bao di dộng đã bị khóa do phát tán tin nhắn rác;... là những tin khoa học công nghệ đáng chú ý sáng 13/7.
Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KHCN
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp KHCN sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trong thời gian tới. (
XEM THÊM).
TP.HCM tổng kết 25 năm Hội thi tin học trẻ
Hội thi tin học trẻ TP.HCM vừa tổ chức Tọa đàm “25 năm một chặng đường phát triển” để nhìn lại những kết quả đạt được trong suốt thời gian qua. Hội thi tin học trẻ TP.HCM được tổ chức lần đầu tiên năm 1991 với 79 học sinh tham gia. Trong 25 năm qua, số thí sinh thi vòng thi cấp thành phố đạt 23.344 lượt thí sinh. Đặc biệt, trong năm 2016, toàn bộ 24/24 quận huyện tại TP.HCM đều tổ chức hội thi thành công. (
XEM THÊM).
Hơn 2 triệu thuê bao phát tán tin nhắn rác đã bị khóa
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ TT-TT, ông Nguyễn Thanh Hải Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, Bộ TT-TT đã trực tiếp chỉ đạo chặn tin nhắn rác bằng các từ khóa, bằng các tần suất cụ thể trong từng thời kỳ. Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã chặn 256 triệu tin nhắn rác, chặn 2 triệu thuê bao phán tán tin nhắn rác. Trước đó, Thanh tra Bộ TT-TT đã phạt 8 doanh nghiệp phán tán tin nhắn rác. (
XEM THÊM).
Bắt đầu đào tạo phi công ở Việt Nam từ năm 2017
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký hợp đồng với nhà sản xuất thiết bị mô phỏng buồng lái của Canada CAE Inc. (CAE) để cung cấp dịch vụ đào tạo huấn luyện bay cho phi công. Theo đó, từ giữa năm 2017, các phi công trong nước và nước ngoài sẽ được đào tạo tại Việt Nam. Từ tháng 6/2012 đến nay, các phi công tàu bay A321 đã được huấn luyện tại Việt Nam giúp Vietnam Airlines tiết kiệm được chi phí đáng kể so với trước đây. (
XEM THÊM).
Tàu vũ trụ Trung Quốc có thể gây thảm họa
Tàu vũ trụ Trung Quốc mang tên Thiên Cung 1 đã tới hạn trở về sau 1360 trên vũ trụ. Tuy nhiên hiện tại nước này không thể liên lạc với nó, gây lo ngại rằng khối thiết bị nặng 8 tấn có thể rơi vài khu dân cư thay vì xuống đại dương. Khi vào bầu khí quyển, tàu vũ trụ này có thể bốc cháy và gây thiệt hại lớn hơn rất nhiều. Phi hành gia Thomas Dorman đã theo dõi hành trình của Thiên Cung, cho biết chắc chắn tàu này sẽ va chạm với mặt đất. Hiện cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc (CMSE) xác nhận đã mất liên lạc với tàu vũ trụ trên, nhưng chưa ra thông báo chính thức. (
XEM THÊM).
Hạt thì là có khả năng chống ung thư
Các nhà khoa học Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (PhysTech), Viện Hàn lâm khoa học Nga đã tìm ra cách thu được chất tương tự như glaziovianin A, một thành phần tự nhiên được biết đến với tác dụng chống ung thư, từ mùi tây và thì là. Liệu pháp hóa trị, mà các bác sĩ hiện dùng để tiêu diệt các khối u hoạt động theo hai cách: hoặc gây tổn hại cho ADN của tế bào ung thư, khiến chúng tự hủy hoặc ức chế sự phát triển và phân tách chúng. (
XEM THÊM).
Phát hiện một hành tinh lùn xa hơn cả sao Hải Vương
Một nhóm các nhà thiên văn học gồm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia (Canada) vừa phát hiện ra một hành tinh lùn mới xa hơn sao Hải Vương trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này được Hiệp hội Thiên văn quốc tế gọi là Dubbed 2015 RR245. Dubbed 2015 RR245 có đường kính khoảng 700 km, có quỹ đạo dài tính từ Mặt Trời lớn hơn 120 lần so với Trái Đất. RR245 được các nhà khoa học tìm thấy, với tư cách như một phần của Chương trình khảo sát nguồn gốc của phần ngoài Hệ Mặt Trời (OSSOS). (
XEM THÊM).
Mỹ thử nghiệm trồng rau trên tàu ngầm
Một phòng thí nghiệm của Hải quân Mỹ đang nghiên cứu cách trồng rau trên tàu ngầm nhằm phục vụ cho những chuyến đi kéo dài nhiều tháng của thủy thủ đoàn. Thủy canh là phương pháp được nhóm thử nghiệm. Cụ thể, rau được trồng trong một thùng container kín sử dụng ánh sáng từ đèn LED tại ngoại ô thành phố Boston, Mỹ. Thùng container này được kết nối với một máy tính trung tâm, cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm cũng như lượng khí CO2 bên trong. (
XEM THÊM).
Huy Ba (Tổng hợp)