Bến Tre: Ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua picota.
Cà chua picota là giống cà chua vô hạn được trồng theo công nghệ cao, trồng cây trên giá thể, bón phân bằng dung dịch dinh dưỡng kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt, mật độ trồng 2 cây/m2, trồng hàng kép, khoảng cách giữa 2 hàng kép là 1,8m; cây cách cây trên cùng 1 hàng là 50cm, mỗi bầu giá thể trồng 1 cây.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, 2 giống cà chua picota (400 cây) và savior (50 cây) trồng thử nghiệm với diện tích 200m2 trong nhà mạng tại Khu ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) có tỷ lệ sống cao hơn, thời gian thu hoạch lứa đầu tiên sớm hơn so với cà chua savior trồng đối chứng ngoài đồng ruộng. Đặc biệt, trồng cà chua trong nhà màng sử dụng ít thuốc trừ sâu, trồng được quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, nhất vào mùa mưa, đây là lúc cây dễ bị sâu bệnh tấn công. (
XEM THÊM)
Người đàn bà 4 chân khiến y học bối rối
Cuối thế kỷ 19, do mắc hội chứng dipygus, Myrtle (Mỹ) sở hữu 2 phần xương chậu riêng biệt cùng 2 đôi chân trong đó một đôi chân thuộc về bà còn đôi chân kia của người chị em song sinh.
Đây là căn bệnh vô cùng hiếm gặp khiến phần cơ thể người chị em sinh đôi của Myrtle chỉ phát triển đầy đủ từ thắt lưng trở xuống và bị biến dạng, mỗi bàn chân chỉ có 3 ngón. Myrtle điều khiển được đôi chân nhỏ phía trong nhưng không thể bước đi. Trên thực tế, bé chỉ dùng tốt một chân. Myrtle Corbin là chủ đề được người ta bàn tán. Cũng từ đây cô dễ dàng kiếm được 450USD mỗi tuần thời điểm đấy khi trở thành vật triển lãm được nhiều ông chru gánh xiếc thèm muốn. Đến nay, y học vẫn chưa giải thích được tường tận trường hợp của Myrtle. (
XEM THÊM)
Chân dung Myrtle Corbin khi còn nhỏ. Ảnh: Wikipedia
Phát hiện loại vi khuẩn ăn CO2 chống biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ vừa phát hiện một loại vi khuẩn có khả năng hấp thụ CO2 trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, làm giảm lượng CO2 giải phóng vào môi trường.
C.thermocellum là một loại vi khuẩn dị dưỡng. Vi khuẩn dị dưỡng cần phải sử dụng phân tử carbon hữu cơ như cellulose trong môi trường để xây dựng tế bào và sống sót, đồng thời thải ra CO2 như một sản phẩm phụ. Quá trình mất carbon dưới dạng CO2 sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi khuẩn dị dưỡng. Khám phá thú vị này không có nghĩa vi khuẩn C.thermocellum có khả năng lọc sạch CO2 trong không khí. Thay vào đó, loài này tạo ra nhiên liệu sinh học hiệu quả hơn bằng cách hấp thụ lượng CO2 lớn hơn nhiều lần so với lượng thải ra. (
XEM THÊM)
Các nhà khoa học tại NREL đang cầm ống nghiệm chứa vi khuẩn Clostridium thermocellum. Ảnh: Amy Glickson.
Dùng kim cương làm 'thẻ nhớ vĩnh cửu'
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách lưu trữ vĩnh cửu lượng thông tin tương đương hàng trăm đĩa DVD trong một viên kim cương nhỏ cỡ hạt gạo và mỏng hơn tờ giấy. Theo New York Times, đây là công nghệ lưu trữ dữ liệu dựa trên các khiếm khuyết trong tinh thể kim cương. Hiện một viên kim cương có kích thước hạt gạo có thể lưu trữ lượng thông tin tương đương hàng trăm đĩa DVD. Trong tương lai các nhà vật lý có thể tăng dung lượng này lên tương đương hàng triệu đĩa DVD hoặc hơn nữa.Ngoài ra, dữ liệu lưu trữ theo phương pháp này có thể tồn tại vĩnh cửu. Với ổ cứng từ tính hiện nay, mỗi lần truy cập và ghi dữ liệu mới, độ bền của nó sẽ giảm dần và hỏng hoàn toàn sau 5 – 10 năm. (
XEM THÊM)
Ảnh hai nhà vật lý Einstein và Schoerdinger được mã hóa và lưu trữ lên kim cương. Ảnh: Carlos A. Meriles/Siddharth Dhomkar
Hình khắc thiếu nữ tóc dài nằm trên tảng đá sao Hỏa
Scott C. Waring, chuyên gia về vật thể bay không xác định (UFO) kiêm biên tập viên trang UFO Sightings Daily, tìm thấy hình khắc giống hệt một thiếu nữ nằm ngửa trên tảng đá với mái tóc dài xõa tung và vạt váy xòe rộng qua ảnh chụp của robot thăm dò Curiosity. C. Waring dùng màu sắc để làm nổi rõ hình ảnh thiếu nữ và gọi đây là "phát hiện thế kỷ". Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), tất cả phát hiện về vật thể lạ thông qua ảnh chụp sao Hỏa của thiết bị thăm dò chỉ là kết quả từ ảo giác pareidolia. Hiện tượng này khiến con người có xu hướng tưởng tượng ra hình ảnh quen thuộc từ những vật thể không liên quan. (
XEM THÊM)
Hình khắc giống thiếu nữ tóc dài được tô đậm bằng màu sắc. Ảnh: NASA
Thợ lặn vô tình phát hiện quả bom hạt nhân Mỹ “thất lạc”
Theo đài BBC, ông Smyrichinsky phát hiện một thiết bị kim loại lớn trông giống đĩa bay khi lặn ngoài khơi bờ biển đảo Pitt gần Haida Gwaii, không xa biên giới Alaska và British Columbia vào đầu tháng 10. Bộ Quốc phòng quốc gia Canada (DND) cho rằng đó là quả bom hạt nhân thuộc chiếc máy bay đánh bom B-36 của Mỹ từng được thả xuống khu vực này vào năm 1950. Tuy nhiên, chính phủ Canada cho rằng quả bom hạt nhân này không thể hoạt động được nữa. Các tàu hải quân đã được điều động đến khu vực nói trên gần quần đảo Haida Gwaii để xác minh vật thể được tìm thấy. (
XEM THÊM)
Mô phỏng quả bom bị thất lạc những năm 1950. Ảnh: ROYAL AVIATION MUSEUM OF WESTERN CANADA
Phát minh robot có khả năng bắt mồi và tiêu hóa
Theo tạp chí New Scientist, robot khác thường này được tạo ra theo hình mẫu lớp nửa cơ Salpae (loài động vật có dây sống - sinh vật tự do trôi nổi trên biển với cấu tạo độc đáo ở hai đầu đối diện của cơ thể là lỗ miệng và ống huyệt). Giống như Salpae, robot mềm có khả năng hấp thụ nước qua "miệng", vốn là một màng polymer mềm. Hiện nay, năng lượng mà robot có thể thu được bằng cách cho vi khuẩn chế biến sinh khối như trên vẫn tương đối ít và các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ cải thiện chỉ tiêu này để trong tương lai, robot mềm có thể thực hiện các nhiệm vụ thực tế. (
XEM THÊM)
Mãn kinh sớm tăng nguy cơ gãy xương
Nghiên cứu gần đã chỉ ra rằng nếu bạn mãn kinh sớm, trước độ tuổi 40, bạn có nguy cơ cao hơn bị gãy xương ngay cả khi đã dùng các chế phẩm bổ sung canxi và vitamin D. Dựa trên một đánh giá trên gần 22.000 phụ nữ trong thử nghiệm lâm sàng Sáng kiến sức khỏe phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ dưới 40 tuổi đã mãn kinh có nguy cơ cao hơn bị gãy xương so với những người mãn kinh ở độ tuổi 40-49 hoặc sau 50 tuổi, bất kể có can thiệp điều trị hay không. Theo JoAnn Pinkerton, Giám đốc điều hành NAMS, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tính đến tuổi mãn kinh của phụ nữ khi đánh giá nguy cơ gãy xương của bệnh nhân. (
XEM THÊM)
Phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 có nguy cơ gãy xương cao hơn.