Dự án “Nhà máy sản xuất mạch điện tử và thiết bị chiếu sáng công nghệ cao" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ G7 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 220 tỷ đồng; vải có thể sạc điện thoại... là những tin khoa học chính chiều 27/9.
Đầu tư 220 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng
Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất mạch điện tử và thiết bị chiếu sáng công nghệ cao” cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ G7 (G7 Tech). Nhà máy sẽ sản xuất các sản phẩm chíp Led sử dụng cho chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng công cộng, dùng trong ngư nghiệp mang thương hiệu Việt Nam chất lượng cao... giúp người tiêu dùng tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng. Đồng thời, nhà máy sẽ tiên phong trong việc đóng gói chip Led, bao gồm các dòng chíp SMD, COB và Highpower thông dụng trên thị trường.
Dự án có tổng vốn đầu tư 220 tỷ đồng ( tương đương khoảng 10 triệu USD), bắt đầu triển khai từ tháng 10/2016 với nhiều giai đoạn. (
XEM THÊM)
(Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN)
Vải thần kỳ đeo quanh tay giúp sạc pin điện thoại
Các nhà khoa học liên kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo ra được một loại vải có thể tạo ra được dòng điện từ cử động của người mặc và đồng thời có khả năng biến ánh sáng mặt trời thành điện năng. Theo các nhà khoa học, ngoài công dụng làm quần áo may mặc, loại vải này có thể được làm thành lều hoặc màn cửa để có thể hỗ trợ cung cấp năng lượng cho hệ thống điện trong nhà. Báo cáo cho biết, một mảnh vải có diện tích 20cm2 có khả năng tạo ra sản lượng điện tối đa 0,5 miliwatt và đã được chứng minh có khả năng sạc một thiết bị có công suất 2V trong vòng một phút với điều kiện ánh sáng mặt trời đầy đủ và người mặc vải đang cử động. Loại vải dệt này có thể cung cấp năng lượng cho các loại đồng hồ điện tử, điện thoại di động. Ứng dụng này rất hữu ích cho nhiều người như binh lính, vận động viên… (
XEM THÊM)
Cấu trúc nhìn gần của loại vải công nghệ cao. Nguồn: Ecowatch
Samsung đã thu hồi được trên 60% điện thoại Note 7 bị lỗi pin
Samsung Electronics ngày 27/9 cho biết hãng này đã thu hồi được hơn 60% điện thoại Galaxy Note 7 bị lỗi pin bán ra ở Hàn Quốc và Mỹ. Samsung cho biết các điện thoại Note 7 thay thế mới đã bắt đầu được phát hành vào giữa tháng 9 này. Các điện thoại Note 7 này được Samsung đảm bảo sử dụng pin an toàn. Một số nhà phân tích nhận định chi phí của việc thu hồi và bị mất doanh số có thể khiến Samsung mất gần 5 tỷ USD doanh thu trong năm nay. (
XEM THÊM)
Sao băng khồng lồ làm rung chuyển mặt đất ở Australia
Nhà vật lý thiên thể Jonathan McDowell, đến từ trường đại học Harvard ở Mỹ, cho rằng vệt sáng ở bang Queensland gây ra bởi một sao băng lớn rơi xuống trái đất. Ông cũng loại trừ hiện tượng này gây ra bởi trạm vũ trụ Thiên cung nặng 8,5 tấn của Trung Quốc rơi vào bầu khí quyển. “Đây có thể là một sao băng khổng lồ. Tôi đoán rằng thiên thạch này có đường kính khoảng 1m và nó đủ lớn để sót lại một số mảnh nhỏ khi rơi xuống mặt đất”, tiến sĩ McDowell nhận định.
Trước đó, vào khoảng 8 giờ 30 phút tối 26/9, hàng nghìn người dân sống dọc bờ biển tại bang Queensland ở Australia cho biết họ đã nhìn thấy vệt sáng lóa trên bầu trời đêm kèm theo một tiếng nổ lớn và chấn động khiến các ngôi nhà rung chuyển. Phát ngôn viên của Cơ quan khí tượng học Australia thông báo rằng họ chưa thể đưa ra giải thích khoa học cho hiện tượng này. (
XEM THÊM)
Ánh sáng lạ xuất hiện trên bầu trời đêm ở bang Queensland, Australia.
Kỹ thuật giúp phát hiện tất cả virus trong máu người
Nhóm nghiên cứu do GS. Ian Lipkin đến từ Đại học Colombia (Mỹ) dẫn đầu, đã thử nghiệm hệ thống VirCapSeq-VERT. Kỹ thuật mới này là sự kết hợp những tính năng tốt nhất của những kỹ thuật trước đó. Với kỹ thuật này cũng có thể tiến hành phân tích nhiều bệnh nhân cùng lúc. Để làm được điều đó, các nhà khoa học làm phân rã một trình tự ADN virus từ mỗi mẫu đơn lẻ, trước khi trộn lẫn chúng vào nhau và cho chúng đi qua hệ thống VirCapSeq-VERT. Sau khi hệ thống diễn ra thông suốt, nhóm nghiên cứu có thể kiểm tra mã vạch để nhận định xem mẫu vật của mỗi virus đến từ đâu. Bằng hệ thống này, nhóm nghiên cứu đã khám phá trên 700 virus. Kết quả của nghiên cứu này đã mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Trong tương lai, chúng ta có thể kết hợp các kỹ thuật kiểu này với trình tự và thiết bị chẩn đoán nhằm cung cấp nguồn dữ liệu phong phú cho các bác sĩ lâm sàng và các nhà dịch tễ học. (
XEM THÊM)
Kỹ thuật VirCapSeq-VERT cho phép phát hiện tất cả mọi virus có trong máu người.
Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Theo Mother Nature Network, 2 nhiếp ảnh gia Trevor Williams và Jonathan Galione đã chụp cảnh tôm phát quang trong loạt ảnh mang tên "Lệ đá" vào tháng 8. Họ chụp hình ở Okayama, Nhật Bản, nơi có số lượng tôm phát quang vô cùng dồi dào. Tên khoa học của loài tôm phát quang kỳ lạ này là Vargula Hilgendorfii, nhưng cư dân địa phương quen gọi chúng bằng tên "umihotaru", có nghĩa đom đóm biển trong tiếng Nhật. Theo một nghiên cứu công bố trên trang web của Trung tâm Thông tinh Công nghệ sinh học Mỹ, loài sinh vật biển này phát quang nhờ phản ứng giữa enzym luciferase, chất đạm luciferin và phân tử oxy. (
XEM THÊM)
Phát triển thuốc ngừa bệnh sốt nhiệt đới từ nước bọt của muỗi
Một phát hiện mới đáng ngạc nhiên của các nhà khoa học cho thấy, trong nước bọt của loài muỗi Aedes aegypti có protein D7 gắn liền với virus gây sốt xuất huyết. Và chính nhờ protein này mà có thể ngăn chặn việc truyền virus vào tế bào người và chuột. Các nhà khoa học đã so sánh các con muỗi bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết và những con không bị nhiễm virus. Kết quả thấy khi bị lây nhiễm virus thì nồng độ protein D7 cao trong tuyến nước bọt của muỗi. Tiếp theo các nhà khoa học quyết định đưa protein D7 vào tế bào trước khi lây nhiễm hoặc trong thời gian có tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. Hóa ra điều đó làm giảm đáng kể nồng độ RNA của virus tại vị trí đưa virus vào và trong các hạch bạch huyết. Nhà nghiên cứu Michael Conway giải thích rằng phát hiện trên sẽ giúp tìm ra các phương pháp điều trị mới cũng như giúp hướng tới tạo ra vắc xin ngừa bệnh. (
XEM THÊM)
Xác cá ngừ lớn như cá mập nổi trên sông Anh
Theo Mirror, Kev Brady, 33 tuổi, cùng hai người bạn Steve Burgess và Alec Foster, ở Gloucestershire, Anh phát hiện xác cá ngừ vây xanh dài hơn 2,1 m ở sông Severn. Dai Francis, một chuyên gia ở Severn, không ngạc nhiên khi nghe tin cá ngừ trôi tới sông Severn. "Cá ngừ đại dương không thường xuyên xuất hiện ở vùng biển Anh nhưng do nhiệt độ nước tăng lên,chúng được tìm thấy ngày càng nhiều ở đây. Con cá ngừ khổng lồ có thể đã đuổi theo đàn cá hồi tới vùng sông này", Francis giải thích. (
XEM THÊM)
Xác cá ngừ vây xanh dài hơn 2,1 mét được tìm thấy ở sông Severn, Anh. Ảnh: SWNS
Đ. Dung (Tổng hợp)