Bạn có thể làm gì nếu bị lên cơn đau tim ở một nơi xa lạ? Trong trường hợp của người y tá tại tiểu bang Tây Úc trong bài thì câu trả lời rõ ràng là: hãy tự tìm cách cứu mạng của mình.

Mới đây, trong một báo cáo trên The New England Journal of Medicine hôm 08/03, các tác giả đã đề cập đến trường hợp xương máu của một người đàn ông 44 tuổi (giấu tên), đang làm công việc y tá và tác nghiệp tại một bưu cục nhỏ, nằm cách Perth khoảng 620 dặm (1.000 km) và 90 dặm (150 km) từ cơ sở y tế gần nhất.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Ảnh: Live Science

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Ảnh: Live Science

Khi lên cơn đau, người y tá đã tự gắn điện tâm đồ lên ngực và gửi kết quả bằng email tới cho các bác sĩ cấp cứu. Chẩn đoán cho thấy ông này bị“một khối nghẽn chèn ép tim, phong bế bó nhánh phải, biểu hiện sóng T rộng có đỉnh không đối xứng (hypercurate T waves) ở phần mạch dưới và phân đoạn ST nghịch đảo bất thường (reciprocal ST-segment depression) ở phần mạch trước” - nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo. Nói cách khác, phần lớn trái tim của ông này đã ngừng phản ứng với các xung nhịp thần kinh [kích thích tim đập], trong khi các bộ phận còn lại thì đập rất yếu. Đó thực sự là một cơn đau tim đe dọa mạng sống.

Tới đây, các kỹ năng y tá bắt đầu hữu dụng, ông này đã chọc kim tiêm vào các mạch máu bên trong cả hai khuỷu tay và uống một ly thuốc (gồm aspirin, nitroglycerin và opiods – loại thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện) để làm cho máu lưu thông, tim đập và giúp kiểm soát cơn đau. Ông này cũng không quên gắn “máy khử rung” và chuẩn bị sẵn một liều adrenaline cùng các loại thuốc khác để giúp tim đập trở lại đúng nhịp.

Sau đó, nhóm Dịch vụ cứu hộ bay của Bác Sĩ Hoàng Gia Úc đã đến và đưa ông này tới một bệnh viện tại Perth. Ở đó, các bác sĩ đã phát hiện thấy đoạn tắc nghẽn nghiêm trọng trong động mạch vành giữa của ông và tiến hành phẫu thuật. Bốn mươi tám tiếng sau, ông này đã được xuất viện.