Công trình nghiên cứu của ông về hormone do não bộ sản sinh đã giúp phát triển thuốc tránh thai và các cách điều trị bệnh ung thư.

Roger Charles Louis Guillemin sinh ra tại Dijon, Pháp vào ngày 11/1/1924 . Cha ông làm nghề chế tạo công cụ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Dijon vào năm 1942, ông bắt đầu học y tại Đại học Lyon rồi tạm ngừng việc học để tham gia lực lượng ngầm đưa người tị nạn sang Thụy Sĩ trong Thế chiến II.

Ông lấy bằng y học vào năm 1949 và rồi học lên tiến sĩ tại Đại học Montreal. Vào năm 1950, ông suýt chết sau một cơn viêm màng não lao. Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ vào năm 1953, Guillemintới công tác ở Đại học Y khoa Baylor ở Houston, giảng dạy sinh lý học và tìm hiểu về hormone thần kinh. Tại đây ông từng có thời gian làm việc cùng với Andrew V. Schally – người sau này trở thành kỳ phùng địch thủ với Guillemin.

Năm 1970, ông chuyển sang Viện Salk – sau cuộc điện thoại mời gọi của nhà virus học Jonas Salk và khung cảnh đại dương rực rỡ. Viện Salklà nơi Guillemincống hiến hầu hết sự nghiệp của mình. Trong thời gian làm việc tại đây, ông đã khám phá ra hormone somatostatin, nó tác động lên tuyến yên để ức chế hormone tăng trưởng; đồng thời ông tìm hiểu về endorphin, chất hóa học trong não có tác dụng như thuốc phiện tự nhiên. Ông đã thực hiện vô vàn thí nghiệm tỉ mỉ để tìm kiếm lượng chất tiết ít ỏi trong não, hay còn gọi là hormone thần kinh. Chất này khó tìm tới nỗi nhiều nhà khoa học nghi ngờ sự tồn tại của nó.

Niklaus Wirth (1934-2024) bên cạnh Lilith, một trong những trạm máy tính đầu tiên trên thế giới có màn hình đồ họa với độ phân giải cao và chuột. Nguồn: Niklaus Wirth
Niklaus Wirth (1934-2024) bên cạnh Lilith, một trong những trạm máy tính đầu tiên trên thế giới có màn hình đồ họa với độ phân giải cao và chuột. Nguồn: Niklaus Wirth

Quá trình gian nan

Cuộc tìm kiếm này bắt nguồn từ một giả thuyết xuất hiện trong giữa thế kỷ 20 là bộ não giải phóng các tín hiệu hóa học – hormone – vào trong máu để kiểm soát tuyến yên, cơ quan điều tiết chính kiểm soát nhiều cơ quan nội tiết khác nhau trong cơ thể. Thường thì bộ não gửi đi tín hiệu thông qua các xung điện và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào.

Ý tưởng cách mạng này đã thách thức quan điểm khoa học phổ biến đương thời về bộ não là trung tâm của tư tưởng và cảm xúc bậc cao, chứ không phải một tuyến nội tiết bình thường.

Chứng minh rằng hormone thần kinh tồn tại là một thử thách khó khăn về mặt kỹ thuật. Những chất này được sản sinh trong cấu trúc não mà ta gọi là vùng dưới đồi, nằm gần đáy hộp sọ. Bộ não tạo ra những chất này với lượng vô cùng nhỏ, tới mức các nhà khoa học không thể đo được chúng trong máu lưu thông khắp cơ thể. Họ chỉ có thể phát hiện được những hormone này trong mạng mao mạch bao quanh vùng dưới đồi.

Nhiệm vụ khó khăn này chẳng được mấy người theo đuổi, và tiến sĩ Guillemin thuộc nhóm nhỏ những con người nhiệt huyết như vậy. Ròng rã bảy năm nghiên cứu gian khổ và đôi khi khủng khiếp trên các bộ não động vật, Guillemin vẫn chẳng thực hiện được mục tiêu đầu tiên là tìm ra hormone giải phóng corticotropin, liên quan tới phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Tình cờ thay, Schally cũng vấp phải khó khăn tương tự.

Phải mất bảy năm nữa và 1,5 triệu bộ não cừu, tới năm 1969 thì tiến sĩ Guillemin cùng nhóm của mìnhmới tạo ra bước đột phá. Họ tách được 1mg hormone giải phóng thyrotropin, được sản xuất với số lượng nhỏ ở vùng dưới đồi của não, hormone này chỉ đạo tuyến yên kiểm soát tuyến giáp. Sau đó, ông tiếp tục tìm ra các hormone khác, bao gồm hormone giải phóng gonadotropin, nó báo cho tuyến yên gửi lệnh đến buồng trứng và tinh hoàn. Cũng trong thời kỳ này, Andrew Schally cũng đạt được thành tựu tương tự, ông đã tách riêng một lượng vừa đủ một loại hormone giải phóng để xác định cấu trúc của nó.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Guilleminvà Schally đều che giấu dữ liệu với nhau và từ chối chia sẻ mẫu. Không chỉ vậy, họ còn công khai chế giễu sai lầm của đối phương trên sân khấu của các hội nghị. Khi được đồng trao giải Nobel, cả hai người đều tỏ ra rất miễn cưỡng chia sẻ công lao về khám phá cho đối phương.

Những khám phá của Guillemin gây tác động tới nhiều lĩnh vực trong ngành y, bởi vì nhờ hiểu được cách thức hoạt động của hệ thống nội tiết mà các nhà nghiên cứu phát triển được nhiều phương pháp điều trị cho một số rối loạn liên quan tới nội tiết. Do đó, tiến sĩ Guillemin được tôn vinh là cha đẻ của ngành thần kinh nội tiết.

Chẳng hạn, việc tách được và phân tích hormone giải phóng gonadotropin đã thúc đẩy các nhà khoa học hiểu được việc kiểm soát nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, và cuối cùng phát triển thành các viên thuốc ngừa thai và liệu pháp nội tiết tố để chữa trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng như điều trị vô sinh.

Somatostatin, một loại hormone khác do tiến sĩ Guillemin tìm ra, là nền tảng cho thuốc chống buồn nôn Zofran, đồng thời cũng là công cụ phát triển các liệu pháp ức chế sự phát triển các khối u thần kinh nội tiết tụy cùng nhiều loại u đáp ứng nội tiết.

Trái ngọt cho nỗ lực

Năm 1977, tiến sĩ Guillemin đã được trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học cùng với Rosalyn Sussman Yalow và kình địch của ông là Andrew V. Schally. Tiến sĩ Guillemin và Schally chia nhau một nửa giải Nobel. Nửa còn lại được trao cho Yalow do đã phát triển kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch phóng xạ, giúp phát hiện các chất trong cơ thể tồn tại với số lượng rất nhỏ.

Sau này nhìn lại, một số người nhận định rằng chính xung đột giữa tiến sĩ Guillemin với Schally có thể là chìa khóa dẫn tới thành công của hai người. Bởi lẽ, trong quá trình nghiên cứu dài đằng đẵng và không nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như công nhận, sự đối kháng này đã thúc đẩy họ kiên trì vượt qua bao khó khăn và thất bại.

Ngoài giải thưởng Nobel năm 1977, Guillemin còn nhận được nhiều giải thưởng cho công trình nghiên cứu của mình. Các giải này bao gồm Giải thưởng Quốc tế Gairdner, Giải thưởng Dickson, Giải thưởng Passano, Giải thưởng Lasker và Huân chương Khoa học Quốc gia của Tổng thống do Tổng thống lúc bấy giờ là Jimmy Carter trao tặng cho ông. Ông cũng được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (1974) và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ (1976). Nước Pháp quê hương của Guillemin đã ghi nhận những đóng góp của ông cho khoa học và y học và trao cho ông Bắc đẩu Bội tinh, Huân chương khen thưởng cao nhất của đất nước này.

Khi nói về mọi thành tựu của mình, Guillemin luôn nhanh chóng đề cập tới đóng góp của nhiều người đã làm việc cùng ông. “Tôi cực kỳ vinh dự khi được làm việc cùng những cộng sự tuyệt vời, một số người hiểu biết về lĩnh vực của họ nhiều hơn tôi, tất cả bọn họ đều tràn đầy nhiệt huyết và cùng có đạo đức chung của khoa học,” ông viết khi suy ngẫm về việc đoạt được giải Nobel.

Năm 1989, tiến sĩ Guillemin rút khỏi hoạt động nghiên cứu nhưng vẫn giữ chức chủ tịch lâm thời của Viện Salk từ năm 2007 đến năm 2009.

Mới đây, ông Roger Guillemin đã qua đời vào ngày 21/2/2024, thọ 100 tuổi.

Nguồn: salk.edu, washingtonpost.com